Quảng cáo

Các CLB V-League và hành động 'chặn đứng' đường sang Hàn Quốc của tài năng Việt Nam

Câu chuyện xuất ngoại của các cầu thủ Việt Nam luôn mang đến rất nhiều những góc nhìn cho NHM về thực trạng bóng đá nước nhà.

Highlights Việt Nam 1-3 Ả Rập Xê Út (Nguồn: Truyền hình FPT)

Trong suốt ngày hôm nay, thông tin về việc một vài đội bóng hàng đầu ở Hàn Quốc hay Thái Lan liên hệ với tiền vệ Nguyễn Hoàng Đức (CLB Viettel) đã gây ra một cơn sốt thực sự với NHM nước nhà. Bởi lẽ, bất cứ ai cũng mong muốn rằng, các tài năng trẻ của bóng đá Việt Nam có cơ hội được xuất hiện ở các giải đấu mang đẳng cấp lớn.

Nhân câu chuyện về việc Hoàng Đức "có thể" được xuất ngoại trong thời gian tới, đã có rất nhiều câu hỏi xuất hiện trong suy nghĩ của bất cứ NHM Việt Nam nào. Rằng, bóng đá Việt Nam đã và đang sản sinh ra rất nhiều những tài năng xuất chúng trong thời gian qua, không thua kém so với Thái Lan là bao.

Tuy nhiên, lượng cầu thủ được ra nước ngoài lại rất nhỏ giọt, lép vế hoàn toàn so với xứ Chùa vàng. Phải chăng có một nguyên nhân sâu xa nào đó đã ngăn cản đường đi vươn ra biển lớn của các tài năng trẻ Việt Nam?

Dưới góc nhìn của một nhà môi giới Hàn Quốc có tên Park Kyung Won, chúng ta có thể sẽ hiểu thêm đôi chút về câu chuyện này.

Tuyển thủ U22 gửi lời chúc đến ĐT Việt Nam-48450
Nhiều cầu thủ Việt Nam được các đội bóng nước ngoài liên hệ (Ảnh: VFF)

"Tôi nghĩ chính các bạn cũng biết rằng, Việt Nam đang có một lứa cầu thủ trẻ rất tài năng và triển vọng. Vậy nên, có rất nhiều đội bóng ở Hàn Quốc muốn chiêu mộ một vài cầu thủ Việt Nam. Thậm chí, đã rất nhiều lời đề nghị được gửi đi. Tuy nhiên, khó khăn trong thủ tục hợp đồng của các cầu thủ trẻ Việt Nam với các đội bóng chủ quản đã ngăn cản việc thúc tiến bước tiếp theo.

Rất nhiều nhà môi giới đã làm việc với HAGL, Bình Dương... để bàn chuyện đưa cầu thủ Việt Nam sang K.League thi đấu nhưng gặp một rào cản rất lớn như vậy. Thật đáng tiếc, đáng lẽ ra mọi chuyện đã có thể đơn giản hơn. Rõ ràng, hợp đồng của cầu thủ trẻ với đội bóng ở V.League thực sự quá phức tạp", Park Kyung Won chia sẻ với chúng tôi.

Các CLB V-League và hành động 'chặn đứng' đường sang Hàn Quốc của tài năng Việt Nam-74954
Số lượng cầu thủ Việt Nam chơi bóng ở nước ngoài lép vế so với Thái Lan (Ảnh: VFF)

Ở châu Âu, hợp đồng đào tạo trẻ ở hầu hết các CLB sẽ kéo dài đến năm cầu thủ 21 tuổi. Lượng cầu thủ đi lên đội chính từ học viện là không nhiều, và những người không đạt yêu cầu thường sẽ được đội bóng tạo điều kiện cho ra đi, để “thuận cả đôi đường”, cầu thủ được nhanh chóng tìm kiếm bến đỗ mới, còn CLB không phải tốn thêm chi phí cho người thừa.

Ngay cả khi thực hiện hết bản hợp đồng đào tạo trẻ, cầu thủ vẫn có thể chọn khước từ bản hợp đồng chuyên nghiệp từ CLB nếu anh ta cảm thấy không có cơ hội cạnh tranh; bởi ở độ tuổi mới đầu đôi mươi, cơ hội vẫn rất rộng mở cho những chàng trai trẻ để họ có thể phát triển sự nghiệp. Thế nhưng, ở Việt Nam, đây dường như là điều quá xa xỉ.

Chẳng hạn như ở Hoàng Anh Gia Lai, dù các cầu thủ trẻ được ký hợp đồng chuyên nghiệp từ sớm, nhưng những bản hợp đồng này lại kéo dài tới… 8 năm.

CLB V-League và hành động 'chặn đứng' đường sang Hàn Quốc của tài năng Việt Nam 74922

Tức là trừ khi được đội bóng chủ quản rao bán hoặc thanh lý, họ sẽ phải gắn bó tại đây đến năm 28 tuổi – độ tuổi mà ở Việt Nam được xem là “sườn dốc bên kia” của sự nghiệp quần đùi áo số.

Vậy nên mới có chuyện, khi nhiều cổ động viên của CLB TP.HCM đã hy vọng đội nhà sẽ tiếp tục mượn Công Phượng sau 1 mùa giải anh thi đấu tốt, bản thân tiền đạo quê Nghệ An cũng muốn được ở lại đây để được ở gần người vợ mới cưới, bầu Đức đã chia sẻ với Tuổi Trẻ rằng: “Công Phượng chưa xin tôi. Mà tôi nghĩ Phượng cũng không dám xin tôi vì nó không có quyền xin tôi đi đá ở đâu".

Bầu Hiển chiêu mộ 'sao trẻ có tố chất đặc biệt' cho Hà Nội FC

Theo dõi Thethao247 trên
Quảng cáo
TIN NÊN ĐỌC
MỚI NHẤT