Quảng cáo

Đoàn thể thao Việt Nam vượt ngưỡng, làm nên lịch sử tại SEA Games 32

Thứ tư, 17/05/2023 11:38 AM (GMT+7)

Khép lại SEA Games 32, Đoàn thể thao Việt Nam đã có một chiến tích lịch sử khi lần đầu tiên xếp số 1 chung cuộc mà không phải là nước chủ nhà.

Khép lại SEA Games 32, Đoàn thể thao Việt Nam đã có một chiến tích lịch sử khi lần đầu tiên xếp số 1 chung cuộc mà không phải là nước chủ nhà.

Đây là lần thứ 3 mà Đoàn Việt Nam đầu bảng tổng sắp huy chương SEA Games sau khi từng làm được vào các năm năm 2003 và 2021. Đáng chú ý hơn đoàn thể thao Việt Nam xếp số 1 chung cuộc mà không phải là chủ nhà và là lần thứ hai đứng trên Thái Lan khi SEA Games được tổ chức ở nước ngoài.

Trước khi SEA Games 32 khởi tranh, chỉ tiêu của đoàn thể thao Việt Nam là giành từ 89 đến 120 HCV và xếp trong top 3 chung cuộc. Thế nhưng các VĐV đã thi đấu xuất sắc ngoài mong đợi khi giành tới 136 HCV, 105 HCB và 114 HCĐ, đoàn thể thao Việt Nam xuất sắc giành vị trí số 1 chung cuộc, bỏ xa đoàn xếp thứ hai là Thái Lan tới 28 HCV.

346095048-969398410879439-4393974966191539032-n-1684296438.png
Thành tích của thể thao Việt Nam tại SEA Games 32

Kết quả này đánh dấu một kỳ đại hội thành công ngoài mong đợi khi trước đó giới chuyên môn và Ban lãnh đạo đều chung nhận định rằng SEA Games 32 sẽ mang đến rất nhiều khó khăn.

Khó khăn đầu tiên là chủ nhà Campuchia cắt bỏ nhiều nội dung thế mạnh của đoàn thể thao Việt Nam, đặc biệt là các môn nằm trong hệ thống thi đấu của Olympic; hạn chế số lượng nội dung tham dự của các đoàn ở nhiều môn, chỉ cho các nước đăng kí 70% tổng số môn thi đấu. 

Các điều kiện về thời tiết khắc nghiệt cũng như sự sắp xếp chưa hợp lý của BTC cũng đã phần nào gây ra những cản trở. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả, các VĐV thi đấu quyết tâm, nghị lực, hết mình vì màu cờ sắc áo để khắc phục mọi khó khăn để giành chiến thắng xứng đáng.

Nguyễn Thị Oanh giành tới 4 HCV tại SEA Games lần này với chiến tích chinh phục 2 nội dung chạy dài là cự ly 1.500m và 3.000m chướng ngại vật chỉ trong 30 phút. Kim Sơn, Thanh Liêm cũng vượt qua những vấn đề về sức khỏe để mang vinh quang về cho thể thao Việt Nam.

ntoanh-1684296535.jpg
Nguyễn Thị Oanh là VĐV xuất sắc tại SEA Games lần này

Các môn Olympic đều cho thấy những tín hiệu khả quan. Điền kinh (12 HCV) và Bơi (7 HCV) đều nằm trong top đầu khu vực. Đội tuyển bơi còn thiết lập 2 kỷ lục SEA Games mới. Bóng đá nữ Việt Nam cũng xuất sắc 1 lần nữa thống trị khu vực Đông Nam Á.

Nhiều gương mặt tài năng trẻ tuổi cũng được trình làng, Lê Khánh Hưng - 15 tuổi giành được tấm HCV lịch sử lần đầu tiên cho Golf Việt Nam. Nguyễn Thúy Hiền - 14 tuổi giành tấm HCĐ ở nội dung bơi 100m tự do nữ.

Thành công tại SEA Games 32 cũng chính là kết quả của công tác phát triển thể dục thể thao đúng đắn từ các cơ quan nhà nước, ban ngành và địa phương.

Ngành thể thao quy hoạch tốt 32 môn trọng điểm ngành thể thao quy hoạch 32 môn trọng điểm như Điền kinh, bơi, cử tạ, taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, karatedo, boxing, cầu lông, bóng bàn và bóng đá, bóng chuyền, …

Thành công về mặt tích là hiệu quả của việc thay đổi chiến lược trong đào tạo và mạnh dạn đầu tư.

thiet-ke-chua-co-ten-6-1684296841.jpg
Các đội tuyển được đầu tư đi tập huấn nâng cao trình độ

Những năm qua, các vận động viên được đào tạo, đầu tư bài bản ở trong nước và quốc tế. Họ đã nhận được đãi ngộ xứng đáng với mục tiêu kỳ vọng. Các khoản lương thưởng đều có chính sách tăng đều qua từng năm.

Các hoạt động thể dục thể thao luôn được đẩy mạnh cả về quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao. Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư cho tất cả người dân. Khuyến khích các doanh nghiệp ngoài công lập đầu tư và kinh doanh cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao. 

Sự phổ cập thể dục thể thao từ nhiều cấp độ đã giúp thể thao Việt Nam thu thập được nhiều nhân tài, mọi người đều có môi trường để phát triển tiềm năng thể thao và trên hết là phong trào thể dục thể thao ngày càng phổ biến.

Chính những công tác hợp lý đã giúp thể thao Việt Nam ngày càng khẳng định vị thế trên khu vực và đang vươn xa hơn trên trường quốc tế về thể dục, thể thao.

Thành công tại SEA Games 32 giúp thể thao Việt Nam khẳng định tầm nhìn, sự đầu tư đúng và hiệu quả; đồng thời nền tảng vững chắc để chúng ta hướng ra đấu trường quốc tế mà trước mắt là Asian Games lần thứ 19 được tổ chức tại Trung Quốc vào tháng 9 tới và xa hơn là Olympic Paris 2024.

Quảng cáo
Tin liên quan
Bảng tổng sắp
huy chương SEA Games 32
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng
1 Việt Nam Việt Nam 136 105 114 355
2 Thái Lan Thái Lan 108 96 108 312
3 Indonesia Indonesia 86 81 109 276
4 Campuchia Campuchia 81 74 126 281
5 Philippines Philippines 58 86 116 260
6 Singapore Singapore 51 42 64 157
7 Malaysia Malaysia 34 45 97 176
8 Myanmar Myanmar 21 25 68 114
9 Lào Lào 6 22 60 88
10 Brunei Brunei 2 1 6 9
11 Đông Timor Đông Timor 0 0 8 8