Quảng cáo

Lối chơi đã thay đổi, Momota liệu có theo kịp?

18/06/2022 11:24 (GMT+7)

Giờ đây, với lối chơi kiểm soát, Momota đã bị các đối thủ bắt bài và những trận thua gần đây đã không còn quá bất ngờ đối với người hâm mộ.

Trước đây, các bậc tiền bối trong làng cầu lông thế giới như Lin Dan, Peter Gade, Taufik, Lee Chong Wei và Chen Long đều là những “bậc thầy” trong việc kiểm soát đường cầu.

Đến nay khả năng kiểm soát đường cầu cũng đã được thế hệ sau tiếp nối như Kento Momota, Chou Tien Chien, v.v.

Tuy nhiên, việc Momota gần đây đã có nhiều trận thua, trong đó bao gồm cả việc anh bị loại ngay từ vòng bảng Olympic Tokyo 2020. Điều đó khiến người ta đặt câu hỏi liệu Momota và lối chơi kiểm soát có gặp phải đã “lỗi thời”.

Momota
Momota đang là tay vợt số 2 thế giới

Tốc độ được đẩy nhanh hơn

Người cố vấn của Momota và là huấn luyện viên của đội tuyển cầu lông quốc gia Nhật Bản, Park Joo-bong, tin rằng nhịp độ thi đấu của Momota bị mất là do sự thay đổi trong tốc độ thi đấu đơn cầu lông ngày nay.

“Tốc độ của đơn nam hiện nay cũng gần giống như đôi nam. Thế hệ cầu thủ đánh đơn mới đã tăng nhịp độ trận đấu. Vì thế một số cầu thủ đánh đơn giỏi kiểm soát trong quá khứ đã không theo kịp do nhiều vấn đề”, ông Park cho biết.

Ngoài ra ông Park nói rằng: “Những cầu thủ trẻ như Loh Kean Yew và Lee Ji Zia rất giỏi trong việc áp chế các pha cầu bằng tốc độ và họ được huấn luyện tấn công theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, Loh Kean Yew rất giỏi trong việc tấn công bất ngờ hay như Lee Ji Zia có những cú đập mạnh mẽ.”

Kết quả của sự thay đổi đó là Loh Kean Yew đã đạt giải vô địch thế giới với tư cách là vận động viên “lót đường” vào năm 2021, và sau đó Lee Ji Zia cũng đã giành chức vô địch châu Á vào năm 2022. Ngoài Lee và Loh, thế hệ tay vợt mới như Heo Kwang Hee của Hàn Quốc, tay vợt đơn nam mới của Ấn Độ Lakshya Sen và Brian Yang của Canada đã khá quen với việc sử dụng tốc độ để trấn áp đối thủ.

Điểm bất lợi của Momota là ngoài việc không thể theo kịp tốc độ và hình thể quá nhỏ để bao quát toàn bộ sân, anh còn quá chậm trong việc phản ứng với những đòn đánh trả tốc độ và sức mạnh của đối thủ, đặc biệt là khi đối thủ buộc tay vợt số 2 thế giới phải đưa cầu lên cao.

kento
Momota đang đối diện nhiều thách thức trong sự nghiệp của mình

Ví dụ rõ ràng nhất là khi gặp các đối thủ có thể hình và sức mạnh tốt như Lee Ji Zia, Shi Yuqi.

Ngoài việc Momota không bắt kịp nhịp độ trận đấu thì những người khác cũng gặp khó trong đó có Chou Tien Chien và Anthony Ginting.

Ngược lại, Viktor Axelsen số một thế giới hiện tại vẫn rất mạnh, lợi thế của Axelsen nằm ở việc anh có kỹ năng và sức mạnh bao quát cả một khu vực rộng lớn trên sân, ngay cả khi Viktor đánh rất nhanh nhưng vẫn kiểm soát tốt trận đấu.

Sự khác biệt giữa Lee Chong Wei và Lin Dan với những vận động viên thế hệ mới nằm ở khả năng ghi điểm bằng một cú đánh.

“Ở nội dung đơn nam hiện nay, việc kiểm soát vẫn rất tốt đối với các vận động viên. Phòng ngự có thể khiến bạn trở thành một tay vợt xuất sắc, nhưng nếu bạn không tấn công, bạn chắc chắn sẽ không thể là một tay vợt hàng đầu”, Cai Yun, cựu vận động viên cầu lông Trung Quốc.

Nói cách khác, lối đánh của các vận động viên đơn nam hiện nay không phải là điều cầu khắp mặt sân nhằm tiêu hao sức lực của đối thủ mà phải ra đòn tấn công chí mạng khi có cơ hội.

Cần thay đổi nhanh chóng

Screen Shot 2022-06-18 at 11.30.13-min

Để đạt lại phong độ như trước, anh Kenichi Tago, cựu vận động viên cầu lông Nhật Bản, cho rằng Momota đã có một “địa vị” nhất định trong đội nên anh ấy cần có một đội ngũ 5,6 người xung quanh để lấy lại thời kì đỉnh cao như trước. Một mình HLV trưởng Nakanishi không thể đáp ứng vì còn rất nhiều tay vợt vẫn đang thi đấu. 

Nhìn lại Momota năm 2019, anh giành 11 chức vô địch trong một mùa giải vượt qua cả tay vợt huyền thoại Lee Chong Wei với 10 chức vô địch, trong đó bao gồm Vô địch thế giới, Giải vô địch châu Á và Toàn Anh mở rộng, và chỉ thua 6 trong 73 trận trong cả năm.

Tuy nhiên, vào buổi sáng sau khi Momota vô địch Malaysia Open vào đầu năm 2020, anh đang vội vã từ khách sạn ra sân bay thì gặp tai nạn.

Vào thời điểm đó, Momota bị chấn thương nặng. Khi đó anh đã 27 tuổi, gần như gục ngã và hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí để sinh tồn. Sau khi phẫu thuật và phục hồi chấn thương đến tháng 1/2021, anh lại chẩn đoán mắc Covid-19. Những điều này khiến tốc độ và thể trạng của anh lần thứ hai bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Mặc dù Momota đã tập trung trở lại và cố gắng tập luyện để tham gia Thế vận hội Tokyo được chuẩn bị từ lâu, nhưng Momota đã bị loại ngay ở vòng bảng trên sân nhà, nơi mà người hâm mộ muốn chứng kiến tay vợt số một thế giới lúc bấy giờ giành huy chương vàng.

Năm 2022, anh tham gia tổng cộng năm giải đấu nhưng đều dừng chân sớm. Ngoài việc lọt vào tứ kết giải All England 2022 thì hầu như các giải khác anh đều dừng chân ở vòng 1 bao gồm giải Đức mở rộng, giải vô địch châu Á, Thái Lan mở rộng và gần đây nhất là Indonesia mở rộng.

Phước Hải
18.06.2022