Quảng cáo

Bóng đá Việt Nam: Bạo lực sống khỏe ở V-League

Thứ ba, 21/01/2014 19:39 PM (GMT+7)
A A+

Lối chơi thô bạo trở thành nỗi ám ảnh lớn nhất của các nhà tổ chức V-League ở mỗi mùa giải.

 

Mùa giải 2014 mới diễn ra được hai vòng đấu, nhưng vấn đề bạo lực sân cỏ đã thực sự nhức nhối. Cuộc đọ sức giữa Hải Phòng và Thanh Hóa trên sân Lạch Tray, hai đội biến trận đấu trở thành võ đài với những pha bóng chặt chém rùng mình. Điển hình là pha bắt bóng nhưng phi cả hai chân của thủ môn Thanh Hóa vào đối phương. Cầu thủ khoác áo U23 Việt Nam Tiến Thành đạp thẳng vào ngực một cầu thủ đội khách, hay trường hợp của Hồng Quân bị đánh nguội, nằm lăn lộn trên sân vì đau đớn. Trên sân của Than Quảng Ninh và Quảng Nam, tình trạng bạo lực cũng diễn ra, các trọng tài đã phải rút ra tới gần chục thẻ vàng để cảnh cáo lối chơi thô bạo, triệt hạ đối phương.

 

V-League, SLNA, Ngọc Anh, Quốc Hưng, Huy Hoàng, Samson, bong da, bóng đá, bongda, bong da so, ket qua bong da, lich thi dau bong da, bang xep hang, bang xep hang bong da, tin bong da, tin tuc bong da, bong da 24h, bao, bao bong da, doc bao bong da, bong da plus, tin tuc, tin tuc 24h, bongdaso, the thao24h, kham pha

 

Vấn đề bạo lực không mới mẻ gì ở bóng đá Việt Nam. Hình ảnh cầu thủ Thái Học của HAGL bị Thanh Hùng của Khánh Hòa đạp gãy chân trên sân Pleiku vòng 24 V-League đến giờ vẫn không thể quên với nhiều người. Sau pha gãy chân ấy, sự nghiệp cầu thủ với Thái Học cũng gần như chấm hết.

Ở vòng 3 mùa giải giải 2011, "derby xứ Nghệ" trên sân Vinh giữa SLNA và Hòa Phát là tâm điểm của vòng đấu bởi những pha vào bóng chém đinh chặt sắt, tranh cãi và cả việc sử dụng... nắm đấm với nhau. Ngọc Tú (Hòa Phát) chạy từ sân nhà rồi đấm thẳng vào mặt đồng hương bên phía SLNA là Ngọc Anh. Pha ra đòn diễn ra ngay trước mặt trọng tài Quốc Hưng. Trước đó, cũng chính Ngọc Anh húc đầu vào Ngọc Tú và vào bóng thô bạo với các cầu thủ khác khiến anh phải nhận liên tiếp hai thẻ vàng. Chỉ vài phút sau, đến lượt Timothy nóng mắt đã vào bóng theo kiểu triệt hạ đối phương với Đình Đồng và cũng phải nhận một thẻ đỏ. Cũng ở vòng đấu đó, trên sân Gò Đậu, hậu vệ Quang Thanh cũng có pha đạp lên người của Martin Trindade khiến anh phải nhận thẻ đỏ. Sau trận đấu, Quang Thanh còn định ăn thua với trọng tài và đấu võ mồm với khán giả nhà. Chỉ riêng một vòng đấu, các trọng tài đã 44 lần rút thẻ vàng (bình quân 6,28 thẻ một trận) và 4 thẻ đỏ.

SLNA luôn nổi tiếng với lối chơi chặt chém. Ở mùa giải 2012, pha vào bóng kinh hoàng giữa Huy Hoàng và Samson (Hà Nội T&T) được xem là điển hình của bóng đá xấu xí. Trung vệ Nghệ An có pha lao cả hai chân vào ống đồng của Samson nhưng tiền đạo đội khách rất quái, vừa né vừa kịp tung gầm giày vào đầu đối phương, khiến Huy Hoàng phải đi cấp cứu ngay sau đó.

Bạo lực có nhiều nguyên nhân, từ cách cầm còi của trọng tài, sự tiếp tay của đội bóng, công tác giáo dục cầu thủ chưa đến nơi đến chốn... nhưng trên hết chính những nhà tổ chức phải chịu trách nhiệm trước vấn nạn này. Từ những mùa giải trước, người ta đã nói nhiều tới việc ban tổ chức luôn xử các vụ bạo lực sân cỏ theo kiểu "giơ cao đánh khẽ". Chính tư tưởng ấy nhiều lúc đã làm các "con bệnh" lờn thuốc. Đã nhiều lần ban kỷ luật VFF nhắc tới việc "xử nguội" các hành vi bạo lực trên sân. Thế nhưng trong nhiều mùa giải gần đây, rất ít khi thấy các cầu thủ bị phạt nguội, mà đa số được giảm án.

Nếu trọng tài "triệt" những đầu nóng từ trong trứng nước, bạo lực sẽ được hạn chế. Nhưng nhiều pha bóng thô bạo ở sân cỏ Việt Nam vẫn được coi là bình thường. Nói đâu xa, ngay vòng một V-League 2014, trọng tài Nguyễn Đức Vũ bắt rất nương tay trong "trận võ" giữa Hải Phòng và Thanh Hóa. Tuy nhiên, sau đó Trưởng ban Trọng tài Nguyễn Tấn Hiền lại nhận xét ông Vũ đã hoàn thành nhiệm vụ.

Phương Anh

Author Thethao247.vn / Theo Tạp chí Người Đưa Tin - Copy
Quảng cáo
V-League SLNA Ngọc Anh Quốc Hưng Huy Hoàng Samson
Xem thêm