Dù đã giành được tấm HCV lịch sử sau 32 năm chờ đợi, nhưng bóng đá Indonesia một lần nữa để lại hình ảnh không đẹp với màn ẩu đả giữa cầu thủ và BHL 2 đội. Trong quá khứ, bóng đá Indonesia cũng có một số lần gây ra tai tiếng vì bạo lực trên sân cỏ.
Thảm kịch giẫm đạp trên sân vận động Kanjuruhan
Thảm họa trên sân vận động Kanjuruhan là một vụ giẫm đạp chết người xảy trong một trận đấu bóng đá ở giải bóng đá vô địch quốc gia Indonesia tại vào ngày 1 tháng 10 năm 2022.
Sau trận thua của đội chủ nhà Arema FC trước Persebaya Surabaya, những CĐV Arema đã tràn vào sân và bạo loạn, tấn công cảnh sát, ban huấn luyện và các cầu thủ. Để đối phó, các đơn vị cảnh sát chống bạo động đã triển khai hơi cay, gây ra một vụ giẫm đạp lên người trong sân vận động cố gắng thoát khỏi ảnh hưởng của hơi cay. Một tai nạn ở lối ra sân vận động, dẫn đến việc người hâm mộ bị ngạt thở.
Con số thương vong được báo cáo thay đổi từ 180 đến 323 người. Vào ngày 4 tháng 10 năm 2022, tên của 131 nạn nhân đã được công bố.
Thảm họa này là thảm họa chết người thứ hai trong lịch sử bóng đá hiệp hội trên toàn thế giới, sau thảm họa Estadio Nacional năm 1964 ở Peru khiến 328 người thiệt mạng.
Sự kiện này đã vươn ra ngoài bóng đá, trở thành một thảm kịch rất đáng xấu hổ trên toàn thế giới mà bóng đá Indonesia mang lại. Một phần cũng vì điều này mà FIFA đã quyết định tước quyền tổ chức U20 World Cup do những lo ngại về an ninh mà Indonesia chưa thể đảm bảo.
Một CĐV Indonesia bị fan của đội bóng kình địch đánh đập đến chết
Vào ngày 23/9/2018, trước trận đấu giữa đội chủ nhà Persib Bandung và đội khách Persija Jakarta, hai đối thủ kình địch tại giải bóng đá chuyên nghiệp hàng đầu của Indonesia. Trận đấu giữa 2 đội bóng này thường rất “nóng” ở trong và ngoài sân cỏ
Tuy vậy, sự căng thẳng của cuộc đối đầu đôi lúc đẩy những sự việc đi quá xa. Haringga Sirla, 23 tuổi, một người hâm mộ đội Persija Jakarta, đã thiệt mạng sau khi bị một nhóm người hâm mộ đội Bandung đánh đập bên ngoài sân vận động chính ở thành phố Bandung, cách Jakarta 150km về phía Đông Nam.
Ngay sau vụ việc, cảnh sát đã bắt giữ khoảng 16 người vì có liên quan tới cuộc tấn công này. Vì sự kiện trên mà giải vô địch quốc gia Indonesia bị đình chỉ.
Các cầu thủ hỗn chiến đánh nhau tại giải hạng 2 Indonesia
Các cầu thủ Indonesia thường có lối đá rất quyết liệt, nhưng đôi khi với tính chất căng thẳng của trận đấu mà các cầu thủ lại không giữ được cái đầu lạnh, dẫn đến ẩu đả, xô xát.
Vào ngày 13/10/2017, tính chất căng thẳng của trận play-off giành quyền trụ hạng giải hạng 2 Indonesia khiến các cầu thủ của PSBK Blitar và Persewangi Banyuwangi không thể giữ được bình tĩnh. Trận đấu bắt đầu trong bầu không khí nặng nề. Cả hai đội không ngần ngại sử dụng những pha vào bóng phi thể thao mang tính triệt hạ. Trọng tài nhiều lần phải tạm dừng trận đấu nhằm hạ nhiệt những cái đầu nóng và rút ra tới 3 thẻ đỏ để răn đe, nhưng mọi chuyện vẫn dần vượt tầm kiểm soát.
Sau tình huống phạm lỗi của một cầu thủ Persewangi ở quãng thời gian cuối trận, cả hai bên bắt đầu lao vào nhau hỗn chiến, đấm, đá như những võ sĩ thực sự. Vị trọng tài chính sau nhiều lần rút thẻ cho các cầu thủ, cũng trở thành nạn nhân với màn rượt đuổi.
Cầu thủ U20 Indonesia và U20 Fiji đánh nhau
U20 Indonesia đấu giao hữu với U20 Fiji trên sân Bung Karnovào ngày 20/2/2023 để chuẩn bị cho Giải U20 thế giới 2023 dự kiến tổ chức ở nước này vào ngày 20-5.
Trong trận đấu này, các cầu thủ Indonesia đã chơi tốt hơn và giành chiến thắng 4-0. Nhưng hình ảnh được nhớ tới nhiều nhất lại là màn ẩu đả xấu xí giữa 2 đội.
Tình huống trên xảy ra ở phút 88. Khi đó hậu vệ Frengky Missa (Indonesia) đã cố gắng tranh bóng từ phía sau với cầu thủ Fiji. Tiền vệ Pawan Singh (Fiji) đã mất bình tĩnh và liên tiếp tung ra 2 cú đấm nhắm vào mặt của Frengky Missa. Thấy đồng đội bị tấn công, tiền đạo Hokky Caraka đã lao đến giải vây và tấn công trả đũa đối thủ, tạo nên một cuộc chiến MMA.
Thể thao Việt Nam đã trải qua thời gian dài để hình thành, hội nhập và phát triển cũng như vươn đến những thành tích cao nhất đồng thời tăng cường được phong trào tập luyện thể chất, thể thao trong cộng đồng cũng như đạt kết quả huy chương trong các đấu trường quan trọng. Tuy thế, với thể thao thành tích cao, chúng ta vẫn đang phải đi tìm những hướng đầu tư được cho là phù hợp nhất từ nguồn lực cho đến con người để nhắm vào các mục tiêu kết quả huy chương cụ thể.