Quảng cáo

Giá trị vốn hóa VinFast tiệm cận 200 tỷ USD, đứng trước cơ hội vượt Toyota

Quốc Bình Quốc Bình
Thứ ba, 29/08/2023 09:08 AM (GMT+7)
A A+

Giá trị vốn hóa của hãng xe điện Việt Nam đã tiến tới mốc 191 tỷ USD sau phiên giao dịch 28/8, đưa tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên thứ 16 trong danh sách những người giàu nhất thế giới.

Cổ phiếu VFS của VinFast đã ghi nhận sự tăng trưởng ngày thứ 6 liên tiếp trên thị trường chứng khoán Mỹ sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 28/8 (sáng 29/8 theo giờ Việt Nam), đóng cửa ở mức giá kỷ lục. 

Giá kết thúc phiên của VFS đạt 82,35 USD/cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc vốn hóa thị trường của VinFast đã lên tới 191 tỷ USD.

Như vậy, sau 6 phiên, giá cổ phiếu VFS đã tăng 5,4 lần. 

vfs2023aug28-8235usd-109
Mức giá chốt phiên giao dịch 28/8 của cổ phiếu VFS đạt 82,35 USD

Trong phiên, VFS thậm chí có thời điểm còn đạt 93 USD/cổ phiếu. Điều này tương đương với giá trị doanh nghiệp lên tới 214 tỷ USD.

Khối lượng khớp lệnh trong phiên giao dịch ngày 28/8 đạt mức hơn 12,6 triệu cổ phiếu Tổng lượng cổ phiếu VinFast chuyển nhượng trong phiên ước tính khoảng 1,1 tỷ USD. 

Với mức giá trị vốn hóa thị trường mới, VinFast đang dần áp sát Toyota, nhà sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới. Hãng xe này đã có mặt ở Nhật Bản với tuổi đời gần 100 năm (thành lập năm 1937) và có vốn hóa thị trường là 226 tỷ USD (theo dữ liệu cập nhật ngày 28/8). Trong năm 2022, doanh số nhà sản xuất này đứng đầu thế giới với 10,5 triệu xe. 

evmarket2023aug28-191ty-110
Những thương hiệu ô tô có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới

Tuy nhiên, hiện tại hãng đang có giá trị lớn nhất toàn cầu vẫn là Tesla với mức định giá 758 tỷ USD.

Bên cạnh đó, nhờ đà tăng từ VinFast, tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng thăng hạng “thần tốc” trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới. Cụ thể, theo cập nhật của Forbes sáng 29/8, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng vừa tăng 10,2 tỷ USD tương đương 18,29%, lên 66 tỷ USD. Qua đó, vị tỷ phú này vươn lên trở thành người giàu thứ 16 thế giới cũng như đứng thứ hai châu Á.

Hiện nay có nhiều người ý kiến nghi ngờ về sự bền vững của việc tăng giá cổ phiếu VinFast. Điều này là do số lượng cổ phiếu VinFast lưu hành tự do (free float) rất thấp (4,5 triệu cổ phiếu so với hơn 2,3 tỷ cổ phiếu VFS niêm yết).

Mặc dù vậy, giá trị giao dịch lên tới 1 tỷ USD trong các phiên gần đây của VinFast cho thấy dòng tiền vẫn đang đặt cược vào công ty xe điện của Việt Nam. Nếu có thể tận dụng thì đây sẽ là cơ hội lớn.

VinFast-VF-9-EPA-range-2_result

Trước đây, CEO VinFast Lê Thị Thu Thủy cho biết bà tin rằng thị trường chứng khoán nói chung đang hồi phục và sẽ giúp ích cho VinFast với việc gọi vốn trong tương lai.

Bà cũng cho biết công ty có ý định mở rộng sang các thị trường khác bao gồm Bắc Mỹ, Việt Nam và sắp tới là châu Âu, Đông Nam Á và Trung Đông. 

vinfast-factory-01-1689736584
Hình ảnh phác họa nhà máy VinFast tại bang Bắc Carolina (Mỹ)

Nhà máy sản xuất ô tô của hãng tại Việt Nam hiện có công suất sản xuất hàng năm là 300.000 chiếc, sẽ sớm được nâng cấp lên 950.000 chiếc/năm. Trong khi đó, nhà máy ở Bắc Carolina (Mỹ) sẽ hoạt động với công suất dự kiến hàng năm là 150.000 chiếc, có thể tăng quy mô theo nhu cầu thị trường.

Quảng cáo
Xem thêm