Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến áp suất lốp với mẫu mã, tính năng, kiểu dáng đa dạng. Hãy cùng tìm hiểu về thiết bị này trong bài viết dưới đây để lựa chọn ra loại cảm biến áp suất lốp phù hợp với nhu cầu bản thân.
Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp (tên đầy đủ là Tire Pressure Monitoring System - TPMS) là một thiết bị điện tử dùng để theo dõi áp suất phía bên trong lốp xe.
Hệ thống kết nối cảm biến (gắn ở bánh xe) với màn hình (trên bảng đồng hồ của xe) để cho biết lốp xe đã được bơm căng hay chưa, đồng thời gửi cảnh báo bằng âm thanh/hình ảnh khi áp suất lốp có thay đổi đột ngột, có thể là tăng cao hoặc thấp hơn so với ngưỡng khuyến cáo.
Thực tế, nhiều thương hiệu ô tô trên thế giới hiện nay có trang bị cảm biến áp suất lốp cho những mẫu xe của mình như một trang bị an toàn tiêu chuẩn. Trong khi đó, với các mẫu xe phổ thông, chủ xe cũng có thể lắp đặt cảm biến áp suất lốp với mức giá phải chăng và không yêu cầu cao về kỹ thuật.
Cảm biến áp suất lốp có thể phân thành 2 loại chính:
1. Cảm biến áp suất lốp gián tiếp
Là loại cảm biến không đo áp suất lốp xe một cách vật lý mà bằng cách đo tốc độ quay của bánh xe cũng như các thông số khác để từ đó tính toán được áp suất lốp.
Tuy tiện dụng vì được trang bị sẵn ở trong xe, nhưng cảm biến áp suất lốp gián tiếp không cung cấp thông số áp suất lốp chính xác tuyệt đối, mà chỉ thông báo rằng liệu lốp có cần bơm hay không.
Sau khi bơm lốp, một điều bất tiện nữa là chủ xe phải reset lại cảm biến để nó chạy lại từ đầu. Đây là loại cảm biến ít khi được sử dụng.
2. Cảm biến áp suất lốp trực tiếp
Là loại cảm biến áp suất lốp được gắn ở đầu van lốp xe và đo lượng không khí có trong lốp. Thông thường, loại cảm biến này sẽ truyền tín hiệu ghi nhận được đến một bộ điều khiển trung tâm hoặc thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Khác với TPMS dạng gián tiếp, cảm biến trực tiếp đo áp suất lốp theo thời gian thực, điều này có nghĩa là người dùng có thể kiểm tra bất cứ lúc nào họ muốn.
Loại cảm biến này được chia ra làm 2 loại:
Cảm biến áp suất lốp gắn trong: là loại mà đầu cảm biến gắn trong lốp xe, van nguyên bản của lốp xe được thay thế bằng van cảm biến.
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài: là loại mà đầu cảm biến được gắn thẳng vào van ban đầu của bánh xe.
Cấu tạo cảm biến áp suất lốp
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại cảm biến áp suất lốp khác nhau, tuy nhiên hầu hết chúng được cấu tạo bởi ba thành phần chính:
1. Van cảm biến
Van cảm biến là bộ phận sẽ có trách nhiệm đo áp suất ở 4 lốp xe. Về vị trí, người dùng có thể lắp đặt ở ngoài hay trong lốp xe đều được.
Thành phần quan trọng nhất trong van cảm biến đó là lớp màng cảm biến, có tác dụng đo lường áp suất. Lớp màng này là tổ hợp của các cảm biến nhỏ hơn.
2. Bộ xử lý trung tâm
Bộ xử lý trung tâm là “khối óc” của TPMS, có tác dụng xử lý các tín hiệu nhận được từ van cảm biến, sau đó hiển thị số liệu đo được lên màn hình.
3. Màn hình hiển thị thông số
Màn hình là bộ phận đóng vai trò hiển thị các thông số mà cảm biến đo được chẳng hạn như áp suất và nhiệt độ của các lốp.
Trong quá khứ, màn hình là một phần riêng biệt tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, các cảm biến ngày này hầu như sẽ kết nối tín hiệu thẳng tới màn hình của xe hoặc màn hình smartphone của người dùng để hiển thị các thông tin cần thiết.
Tác dụng của cảm biến áp suất lốp
1. Bảo vệ, tăng tuổi thọ cho lốp
Khi trang bị cho xe ô tô bộ cảm biến áp suất lốp, người lái sẽ luôn luôn biết được tình trạng nhiệt độ và áp suất lốp trên xe theo thời gian thực, từ đó tức thời phát hiện những vấn đề xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng khi chuẩn bị bắt đầu một chuyến đi xa hay khi đang di chuyển trên đường.
Ngoài ra, không khí có trong lốp ô tô sẽ có sự thất thoát trong thời gian sử dụng. Theo một nghiên cứu, chạy xe lốp non có thể làm giảm đến 30% tuổi thọ lốp. Vì vậy, việc lắp cảm biến áp suất lốp giúp người lái biết lúc nào xe cần bơm hơi (hoặc khi được bơm quá căng).
2. Tăng khả năng tiết kiệm nhiên liệu
Nếu không có cảm biến áp suất lốp, chủ xe sẽ khó nhận biết được tình trạng lốp đã đủ không khí hay chưa. Họ có thể sẽ không chủ đích tăng sự ma sát của mặt đường với lốp, qua đó làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
3. Tăng độ an toàn cho người ngồi trên xe
Áp suất lốp phù hợp giúp khả năng vận hành của xe ổn định hơn, từ đó giảm các nguy cơ tai nạn, tăng tính an toàn cho những người ngồi trên xe.
Ví dụ, nếu như lốp quá căng, phương tiện sẽ bị mất ổn định do phản lực từ mặt đường. Ngược lại, nếu lốp bị non hơi, độ ma sát sẽ tăng từ đó ảnh hưởng tới tốc độ và sự cân bằng của xe.
Điều này sẽ rất nguy hiểm nhất là khi di chuyển trên những cung đường gồ ghề hay khi phải cua gấp, phanh gấp. Việc lắp cảm biến áp suất lốp sẽ giúp người lái kiểm soát được tình trạng lốp, đảm bảo việc lái xe an toàn.
Cảm biến áp suất lốp loại nào tốt?
Dưới đây là một số dòng cảm biến áp suất lốp đang rất được ưa chuộng và đánh giá cao trên thị trường.
1. Cảm biến áp suất lốp Steelmate
Công ty Steelmate là một công ty Trung Quốc chuyên sản xuất phụ kiện ô tô, thành lập năm 1993. Cảm biến áp suất lốp Steelmate phân phối với cả 2 loại van trong và van ngoài, với đa dạng dòng sản phẩm về tính năng lẫn giá cả, qua đó hướng tới nhiều đối tượng khách hàng.
Một số loại cảm biến Steelmate đáng chú ý: TP-MT11, TP-MT11 Pro và TP-MT30
Các tính năng nổi bật của cảm biến áp suất lốp Steelmate:
- Màn hình hiển thị tốt, sử dụng năng lượng mặt trời, hỗ trợ giọng nói tiếng Việt
- Có chức năng cảnh báo rò rỉ áp suất
- Dễ thiết lập các thông số. Người sử dụng có thể tự nhập hoặc điều chỉnh mức áp suất, nhiệt độ cảnh báo tùy theo từng mẫu xe.
- Sử dụng công nghệ không dây xoắn ốc, cải thiện tốc độ truyền tín hiệu
>> Xem thêm: Cảm biến áp suất lốp Steelmate: Ưu, nhược điểm và bảng giá
2. Cảm biến áp suất lốp Icar
Cảm biến áp suất lốp Icar có xuất xứ trong nước, là sản phẩm của Công ty Icar Việt Nam. Các dòng cảm biến áp suất lốp TPMS phổ biến của Icar có thể lấy ví dụ như Icar TN405, TN400, TN300…
Cảm biến áp suất lốp Icar thích hợp với nhiều dòng xe, chính xác cao. Giá của loại cảm biến này dao động từ 2 - 15 triệu đồng, trải dài các phân khúc.
Đặc điểm nổi bật của cảm biến áp suất lốp Icar:
- Tuổi thọ cao, bền bỉ, tiết kiệm chi phí cho người dùng
- Chính sách bảo hành và hậu mãi hấp dẫn
- Có chế độ sạc pin năng lượng mặt trời
- Khả năng kết nối tốt
3. Cảm biến áp suất lốp Fobo Tire
Fobo Tire là dòng sản phẩm cảm biến áp suất lốp thông minh có xuất xứ từ Malaysia. Các dòng cảm biến áp suất lốp Fobo Tire thường là van ngoài, tích hợp kết nối qua điện thoại. Một số dòng cảm biến phổ biến của Fobo Tire là dòng Fobo Tire Plus, Fobo Tire Xtra, Fobo Tire Ultra,...
Một số tính năng nổi bật của cảm biến áp suất lốp Fobo Tire:
- Thiết kế nhỏ gọn sang trọng
- Kết nối trực tiếp với điện thoại thông minh
- Cảm biến van ngoài nhưng có khóa chống trộm
- Tiêu chuẩn kháng nước IP57
- Lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng
Mức giá của loại cảm biến áp suất lốp này vào khoảng 3 - 4 triệu đồng.
4. Cảm biến áp suất lốp Michelin
Là thương hiệu lốp xe nổi tiếng đến từ Pháp, Michelin nhận được sự tin tưởng rất lớn từ những người yêu xe. Hãng chỉ sản xuất các dòng cảm biến dạng van ngoài, thuận tiện cho việc tháo lắp
Tại Việt Nam, các sản phẩm cảm biến áp suất lốp Michelin khá phổ biến, có thể kể đến như Michelin 4810, Michelin 4834,...
Cảm biến áp suất lốp Michelin có những đặc điểm như:
- Tích hợp khóa van chống trộm
- Tiêu chuẩn kháng nước, kháng bụi IP67, đảm bảo khả năng vận hành bền bỉ
- Màn hình hiển thị dán trên kính lái, hoạt động bằng năng lượng mặt trời.
- Tuổi thọ pin ấn tượng: Theo công bố từ nhà sản xuất, dung lượng pin có thể hoạt động liên tục trong vòng 2 năm.
- Trang bị chip xử lý hiện đại, tốc độ phản hồi nhanh
Mức giá của cảm biến áp suất lốp Michelin nằm trong khoảng từ 1,5-2 triệu đồng.
5. Cảm biến áp suất lốp Xiaomi
Xiaomi là thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với rất nhiều dòng sản phẩm như điện thoại thông minh, đồ gia dụng,....
Đặc biệt, các sản phẩm cảm biến áp suất lốp tới từ thương hiệu Trung Quốc này cũng được ưa chuộng nhờ vào thiết kế đẹp mắt, giá thành phải chăng và những công nghệ hiện đại.
Các dòng cảm biến Xiaomi được ưa chuộng: Xiaomi 70mai Midrive t0, 70mai Pro…
Đặc điểm nổi bật của cảm biến áp suất lốp Xiaomi:
- Chất liệu có độ bền cao, kháng nước tốt
- Lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng
- Màn hình LCD hiển thị áp suất và nhiệt độ, có chế độ hiển thị ngoài trời, cơ chế cảnh báo nguy hiểm bằng âm thanh/ ánh sáng (Cảnh báo nhiệt độ, cảnh báo áp suất, cảnh báo rò rỉ không khí)
- Sử dụng năng lượng mặt trời;
Giá của cảm biến áp suất lốp Xiaomi khá “mềm”, chỉ trên dưới mức 1 triệu đồng.
Kinh nghiệm chọn mua cảm biến áp suất lốp
Cùng bỏ túi một vài kinh nghiệm cốt lõi khi chọn mua cảm biến áp suất lốp.
1. Phân biệt cảm biến áp suất lốp gắn trong và gắn ngoài
Loại | Ưu điểm | Nhược điểm |
Cảm biến áp suất lốp gắn trong |
|
|
Cảm biến áp suất lốp gắn ngoài |
|
|
>> Xem thêm: Nên lắp cảm biến áp suất lốp van trong hay ngoài? Đánh giá mỗi loại
2. Cảm biến áp suất lốp có màn hình và không có
Các dòng sản phẩm cảm biến áp suất lốp có thể có màn hình rời hoặc không. Hiện này, nhiều loại cảm biến có khả năng kết nối trực tiếp với màn hình điện thoại thông minh của tài xế hoặc màn hình của xe.
2.1. Cảm biến áp suất lốp màn hình rời
Cảm biến áp suất lốp loại này sẽ có thêm một màn hình rời kích thước nhỏ. Màn hình này có thể lắp ở các vị trí trên xe, thuận tiện cho tài xế theo dõi.
Ưu điểm của màn hình rời là người lái có thể theo dõi áp suất lốp theo thời gian thực, tránh sự cố bất ngờ, tuy nhiên việc lắp đặt sẽ mất nhiều thời gian hơn loại cảm biến không đi kèm màn hình.
2.2. Cảm biến áp suất lốp không đi kèm màn hình rời
Đối với các loại cảm biến không màn hình, các số liệu sẽ được hiển thị thông qua màn hình trên xe hoặc qua ứng dụng trên điện thoại của người dùng.
Ưu điểm của loại cảm biến này đó là sự tiện lợi, chủ xe có thể theo dõi thông số mọi lúc qua thiết bị cá nhân, tuy nhiên các thao tác sử dụng sẽ khó hơn, yêu cầu hiểu biết nhất định về công nghệ và phần mềm.
3. Ưu tiên cảm biến áp suất lốp kháng nước
Theo nhiều người tiêu dùng, khi mua cảm biến áp suất lốp chủ xe nên ưu tiên những mẫu cảm biến có khả năng kháng nước càng cao càng tốt. Điều này đảm bảo thiết bị sẽ không bị hỏng hóc nếu xe di chuyển trong mưa hoặc trong thời tiết khắc nghiệt.
Chẳng hạn, với tiêu chuẩn IP67 của nhiều loại cảm biến áp suất lốp hiện nay, thiết bị có thể kháng hoàn toàn bụi bẩn và chịu được việc ngâm 1 mét trong nước trong 30 phút.
Cách lắp đặt cảm biến áp suất lốp
Đối với cảm biến lốp gắn ngoài
Các bước lắp đặt cảm biến áp suất lốp van ngoài như sau:
- Bước 1: Tháo van của lốp xe, sau đó khoá đai ốc vào
- Bước 2: Tiến hành lắp van cảm biến theo ký hiện hướng dẫn trên đầu cảm biến.
- Bước 3: Dùng cờ lê chuyên dụng khoá chặt đai ốc.
Đối với cảm biến lốp gắn trong
Các bước lắp đặt cảm biến áp suất lốp van trong như sau:
- Bước 1: Tháo bánh xe
- Bước 2: Tháo lốp xe ra khỏi vành xe.
- Bước 3: Tháo van ban đầu ra khỏi lốp rồi cắt bỏ phần cao su ở chân van.
- Bước 4: Lắp cảm biến vào vị trí van
- Bước 5: Lắp lại lốp xe như cũ và bơm
- Bước 6: Cuối cùng cân bằng động bánh xe.
Việc lắp cảm biến áp suất lốp van trong có quy trình phức tạp hơn, có thể tác động tới các linh kiện trên xe, vì vậy chủ xe nên mang xe ra nơi có thợ sửa xe tay nghề cao để không gặp sự cố không đáng có.
Cách cài đặt cảm biến áp suất lốp
Dưới đây là cách cài đặt cảm biến áp suất lốp có thể áp dụng được cho hầu hết các loại cảm biến hiện nay.
Cài đặt đơn vị áp suất cho lốp:
- Bước 1: Nhấn giữ nút cài đặt khoảng 5 giây
- Bước 2: Nhấn nút mũi tên để chọn đơn vị áp suất lốp (Psi hoặc Bar)
- Bước 3: Nhấn nút cài đặt lần nữa để hoàn tất.
Cài đặt đơn vị nhiệt độ cho lốp:
- Bước 1: Nhấn giữ nút cài đặt khoảng 5 giây
- Bước 2: Nhấn nút mũi tên để chọn đơn vị nhiệt độ lốp (độ C hoặc độ F)
- Bước 3: Nhấn nút cài đặt lần nữa để hoàn tất.
Cài đặt giá trị cao nhất, thấp nhất của áp suất lốp:
- Bước 1: Nhấn giữ nút cài đặt khoảng 5 giây
- Bước 2: Sau đó, nếu màn hình hiển thị chữ “Hi” nghĩa là giá trị cao nhất, chữ “Lo” nghĩa là giá trị thấp nhất. Sử dụng nút tăng/giảm để thay đổi.
- Bước 3: Nhấn nút cài đặt lần nữa để hoàn tất.
Cách khởi động lại cảm biến áp suất lốp ô tô
- Nhấn nút reset trên cảm biến áp suất lốp hoặc trên màn hình
- Xả hết hơi trong lốp rồi bơm lại
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về cảm biến áp suất lốp cùng những lưu ý khi mua. Hi vọng rằng bạn có thể tìm thấy thông tin mình mong muốn trong bài viết này.