Quảng cáo

Các ông trùm ngành âm nhạc thế giới ‘chung tay’ kiện AI vì vi phạm bản quyền

Author Thethao247.vn Quốc Bình - 08:51 25/06/2024 GMT+7
Các hãng thu âm lớn nhất thế giới đang kiện hai công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) về cáo buộc vi phạm bản quyền.
Nghe nội dung bài viết

Theo BBC, các công ty bao gồm Sony Music, Universal Music Group và Warner Records cáo buộc Suno và Udio đã vi phạm bản quyền ở mức độ "khó có thể tưởng tượng được".

Họ cho rằng phần mềm của hai công ty này đánh cắp âm nhạc để "tạo ra" các tác phẩm tương tự và yêu cầu bồi thường 150.000 USD (tương đương 3,8 tỷ đồng) cho mỗi tác phẩm.

DWOTXECARBKRDESBLIFTQOV25Q (1)


Các vụ kiện, được công bố hôm 24/6 bởi Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Hoa Kỳ, là một phần của làn sóng các tác giả, kênh tin tức và các cộng đồng khác đang thách thức các công ty AI trong việc sử dụng tác phẩm của họ.

Suno, công ty trí tuệ nhân tạo có trụ sở tại Massachusetts, đã ra mắt sản phẩm đầu tiên vào năm ngoái và tuyên bố hơn 10 triệu người đã sử dụng công cụ của họ để sáng tạo nhạc.

Công ty này có quan hệ đối tác với Microsoft, hiện thu phí hàng tháng cho dịch vụ của mình và gần đây đã công bố rằng họ huy động được 125 triệu USD từ các nhà đầu tư.

Udio, có trụ sở tại New York và được biết đến với tên gọi Uncharted Labs, được hỗ trợ bởi các nhà đầu tư mạo hiểm nổi tiếng như Andreessen Horowitz.

240624-stock-recording-studio-music-ew-240p-9eb205_result

Ứng dụng của công ty đã ra mắt công chúng vào tháng Tư, và nhanh chóng nổi tiếng vì là công cụ được sử dụng để tạo ra "BBL Drizzy" - một bài hát “chế” liên quan đến một mẫu thuẫn giữa hai rapper nổi tiếng là Kendrick Lamar và Drake.

Trong quá khứ, các công ty AI đã tranh luận rằng việc sử dụng dữ liệu của họ là hợp pháp theo nguyên tắc sử dụng công bằng, cho phép các tác phẩm có bản quyền được sử dụng mà không cần giấy phép trong một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như để châm biếm hay đưa tin tức.

Những người ủng hộ đã so sánh việc học máy (machine learning) của các công cụ AI với cách con người học bằng cách đọc, nghe và xem các tác phẩm.

Tuy nhiên, trong các đơn kiện, được nộp tại tòa án liên bang ở Massachusetts và New York, các hãng thu âm cho rằng những công ty AI này chỉ đơn giản là đang kiếm tiền từ việc sao chép các bài hát.

1b3e6c71856712e5b5b3a8aa98d6e921_result
Các vụ kiện cho rằng Suno và Udio sản xuất tác phẩm của các nghệ sĩ như ABBA mà ngay cả những người hâm mộ trung thành cũng khó có thể phân biệt được là do AI tạo ra.

Bên nguyên cho rằng Suno và Udio sản xuất các tác phẩm như "Prancing Queen" mà ngay cả những người hâm mộ trung thành của ABBA cũng sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt với bản ghi âm thật của ban nhạc.

Các bài hát được trích dẫn trong vụ kiện của Udio bao gồm "All I Want for Christmas is You" của Mariah Carey và "My Girl" của The Temptations.

"Động cơ của các công ty AI này là động cơ thương mại, đe dọa thay thế nghệ thuật thực sự của con người, cốt lõi của việc bảo vệ bản quyền," các hãng thu âm nói.

Họ cho rằng AI không thể biện minh cho việc các công ty này không tuân thủ "luật chơi" và cảnh báo rằng "việc đánh cắp quy mô lớn" các bản ghi âm đe dọa "toàn bộ hệ sinh thái âm nhạc".

Các vụ kiện được đưa ra chỉ vài tháng sau khi khoảng 200 nghệ sĩ bao gồm Billie Eilish và Nicki Minaj ký một bức thư kêu gọi ngừng việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành công nghiệp âm nhạc.

Quốc Bình
Thethao247
Theo hoinhap.vanhoavaphattrien.vn - Copy
25.06.2024
Quảng cáo
Xem thêm