Năm ngoái, gần 30% số lượng xe điện nhập khẩu vào Đức có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sang năm 2023, con số này vẫn tiếp tục tăng.
Vào Quý I năm 2023, một lượng lớn xe điện sản xuất tại Trung Quốc được chuyển đến Đức. Con số này nhiều gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cục Thống kê của Đức cho biết 28,2% lượng xe điện nhập khẩu vào nước này trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
So với Quý I năm 2022 thì con số này đã tăng lên 7,8%. Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong việc mở rộng thi trường xe điện ra toàn cầu.
Tuy nhiên, những thách thức về kinh tế mà Đức đang đối mặt không chỉ ở việc nhập khẩu xe điện. Dữ liệu cho thấy lượng xe xuất khẩu từ Đức sang Trung quốc đã giảm 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang thể hiện được sự thống trị mạnh mẽ tại thị trường Đức. Cụ thể, ngay trong quý trước đo, 86% lượng máy tính cá nhân nhập khẩu, 67,8% điện thoại thông minh và 39,2% pin lithium ion đều được nhập khẩu từ Trung Quốc.
Tổng cục cho biết thêm: "Không chỉ nhiều sản phẩm dùng trong cuộc sống hàng ngày được nhập khẩu từ Trung Quốc mà các hàng hóa phục vụ cho chuyển dịch năng lượng cũng được sản xuất từ nước này".
Số lượng xe điện được sản xuất tại Trung Quốc và bán ra quốc tế dự kiến sẽ tăng đáng kể trong những năm tới.
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đã xuất khẩu khoảng 2 triệu xe vào năm 2022, tăng gấp 4 lần so với năm 20202. Với tốc độ này, số lượng xe Trung Quốc xuất khẩu có thể đạt ngưỡng 3 triệu xe vào năm nay.
Hãng ô tô BYD đang tận dụng tối đa nhu cầu ngày càng tăng đối với xe điện Trung Quốc. Năm 2022, hãng đã xuất khẩu 56.000 chiếc xe điện Yuan Plus/Atto 3. BYD có tham vọng sẽ thay thế Tesla trở thành nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới.
Nio - một "ông lớn" khác trong thị trường xe điện Trung Quốc cũng đang lên kế hoạch mở rộng thị trường nhanh chóng. Hãng dự định sẽ tung ra một thương hiệu xe điện giá rẻ ở châu Âu.
Ngoài ra, Nio cũng đang xem xét việc đưa những mẫu xe của mình tiến vào thị thường Hoa Kỳ.