Sau sự ra đi của Đinh Thị Thúy vào năm 2019, công cuộc tháo chạy khỏi ngân hàng Công Thương ngày một tăng cho đến thời điểm hiện tại thì đội đã mất đi đội hình chính thức tại giải VĐQG.
Nội dung chính
Là một trong những thương hiệu "tên tuổi" của làng bóng chuyền Việt Nam nhưng những năm gần đây, ngân hàng Công thương đang trên đà xuống dốc. Đỉnh điểm là tại giải VĐQG năm nay, đội bóng thi đấu 8 trận nhưng chỉ mang về 2 chiến thắng và xếp cuối bảng xếp hạng. Lý do đội bóng này thi đấu trượt dài được đưa ra đó là chính sách đầu tư và việc quản lý không còn hợp lý dẫn đến một lượng lớn VĐV và HLV rời khỏi đội từ sau giải VĐQG 2019 đến nay.
Năm 2016, ngân hàng Công Thương đã tạo nên lịch sử khi đăng quang cùng lúc 3 chức vô địch ở giải VĐQG, Cúp Bình Điền và Cúp Hùng Vương. Trong thời điểm đỉnh cao đó, đội bóng đã đào tạo khoảng 40 VĐV ở 3 tuyến với tham vọng trở thành lò đào tạo số 1 Việt Nam.
Tuy nhiên, sau đó Kim Huệ cùng Nguyễn Thị Xuân bất giờ giải nghệ và chuyền hai Hà Thị Hoa quyết định chuyển sang thi đấu cho Vĩnh Phúc khiến đội bóng sa sút dần. Theo thống kê cho đến thời điểm hiện tại thì ngân hàng Công Thương đã mất sạch quân trụ cột, một số dự bị ở đội 1 và khoảng 15 VĐV xuất sắc của tuyển trẻ cùng 1 HLV kỳ cựu.
Hành trình tháo chạy khỏi ngân hàng Công Thương
Phát súng đầu tiên cho công cuộc tháo chạy khỏi đội bóng là chủ công Đinh Thị Thúy, sau khi hết hiệu lực hợp đồng cô đã đến với Kinh Bắc Bắc Ninh vào tháng 5 năm 2019. Theo dấu chân của đàn chị, chủ công Tú Linh cũng rời khỏi đội bóng sau khi kết thúc vòng 1 giải VĐQG 2020 để về với đội Hóa chất Đức Giang Hà Nội và giành được vị trí Á quân mùa giải.
Vấn nạn chảy máu nhân lực của đội bóng vẫn chưa dừng lại ở đó, trước thềm giải VĐQG ngân hàng Công Thương đã nhận thêm một cú sốc lớn khi dàn trụ cột tiếp tục rời đi. Cụ thể, 3 trụ cột chính là Lưu Thị Huệ, Vi Thị Như Quỳnh, Đoàn Thị Xuân cùng HLV trưởng Đinh Tuấn Kiệt cập bến Than Quảng Ninh.
Sau đó, BLĐ đã đưa Kim Huệ lên chức HLV giúp đội vượt qua khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, chỉ trong vài tháng đảm nhiệm trọng trách thì đến cả Kim Huệ cũng bắt đầu rời khỏi cương vị cùng với Thu Hoài, Ninh Anh và Phương Anh đến đầu quân Vĩnh Phúc. Phi vụ chuyển nhượng này đã gây chấn động làng bóng chuyền Việt Nam và phải giải quyết bằng pháp luật. Cuối cùng, cả 4 cô trò vì vẫn còn ràng buộc về mặc hợp đồng nên vẫn ở lại với đội bóng.
Mùa giải VĐQG năm nay, đội chỉ còn 2 trụ cột là chuyền hai Thu Hoài và phụ công Lê Thanh Thúy dẫn dắt đội bóng. Với những nỗ lực của họ là chưa đủ để đội bóng đạt được vị trí an toàn của mùa giải. Chung cuộc, ngân hàng Công Thương đứng thứ 9, đồng nghĩa với việc xếp cuối bảng xếp hạng. Nếu năm nay VTV Bình Điền Long An không bị ảnh hưởng bởi dịch covid 19 thì số phận của ngân hàng Công Thương chính là rớt hạng xuống chơi ở giải hạng A vào năm 2022.
Mới đây, niềm hy vọng còn lại của đội là Lê Thanh thúy đã tuyên bố kết thúc hợp đồng đến với đội bóng khác và chuyền hai Thu Hoài cũng đi tìm bến đỗ mới cho mình. Bên cạnh đó, lực lượng VĐV trẻ mà ngân hàng Công Thương đào tạo cũng đã chuyển nhượng và giải nghệ gần 1/2 số lượng ban đầu, cụ thể là 15 người.
Có thể nói, dàn trụ cột của ngân hàng Công Thương đã mất sạch, dù cho đội có đôn tuyến trẻ lên thi đấu đội 1 hay Kim Huệ trở lại thi đấu thì ngân hàng Công Thương cũng không thoát được diễn cảnh thi đấu ở trận chung kết ngược vào năm sau. Hơn nữa, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam cũng đã ra thông báo là năm sau sẽ có ít nhất 2 đội bóng phải xuống chơi ở giải hạng A.
Đến đây thì công cuộc tháo chạy vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo một số nguồn tin cho biết, một số thành viên khác của đội cũng sẽ kết thúc hợp đồng với đội sau mùa giải năm nay. Tuy nhiên, việc thanh lý hợp đồng vẫn chưa kết thúc và có dấu hiệu tranh chấp nên vẫn chưa thể công khai, chúng tôi đang liên hệ với các VĐV này và sẽ cập nhật đến quý vị độc giả sau đó.
Doveco Ninh Bình điêu đứng vì mất quân sau giải VĐQG 2021
Hoa khôi bóng chuyền Lê Thanh Thúy tiết lộ lý do rời Ngân hàng Công Thương