Quảng cáo

Liên đoàn cho phép sử dụng ngoại binh, tại sao các đội bóng vẫn im lặng?

Ý Nguyễn Ý Nguyễn
Thứ ba, 22/02/2022 10:02 AM (GMT+7)
A A+

Sau 10 năm cấm ngoại binh thi đấu, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã cho phép các CLB chiêu mộ tân binh nước ngoài để nâng cao chất lượng giải đấu.

Ngày 21/1/2022, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam đã có cuộc họp ban chấp hành, qua đó cho phép các đội bóng nằm trong khuôn khổ giải bóng chuyền VĐQG sử dụng lại ngoại binh sau 1 thập kỷ vắng bóng. Bên cạnh đó, Liên đoàn còn cho phép các đội ở giải hạng A sử dụng ngoại binh để tăng tính cạnh tranh giữa các đội. 

Đồng thời, Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam còn đưa ra quy định về việc sử dụng ngoại binh đến các đội. Mỗi đội chỉ được phép thuê tối đa 2 VĐV ngoại (được thuê tự do trên thế giới đúng theo quy định được ban hành) nhưng chỉ có 1 ngoại binh được thi đấu chính thức trên sân cùng với 5 VĐV Việt Nam. 

Liên đoàn cho phép sử dụng ngoại binh, tại sao các đội bóng vẫn im lặng? 113662
Bóng chuyền Việt Nam cho phép ngoại binh trở lại thi đấu

Tuy nhiên, thông báo đưa ra đến nay đã được 1 tháng mà chưa có đội bóng nào thuê ngoại binh về thi đấu. Phải chăng do nhiều vấn đề bất cập như thủ tục rườm rà, các chi phí phát sinh?

Để trả lời câu hỏi trên, ông Lê Trí Trường - Tổng thư ký Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam nói: "Việc thuê cầu thủ ngoại là quyền của các CLB. Lựa chọn thuê hay không thuê, thuê cầu thủ như thế vào và số lượng là phụ thuộc toàn bộ vào quyết định của các đội bóng.

Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam sẽ tạo điều kiện, hỗ trợ làm các thủ tục cho cầu thủ ngoại nếu như các CLB có nhu cầu thuê ở các quốc gia theo đúng yêu cầu và quy định về việc chuyển nhượng cầu thủ của Liên đoàn bóng chuyền Quốc tế, Liên đoàn bóng chuyền Châu Á và Liên đoàn bóng chuyền Việt Nam."

Liên đoàn cho phép sử dụng ngoại binh, tại sao các đội bóng vẫn im lặng? 113664
Thủ tục thuê ngoại binh quá nhiều rườm rà khiến các đội bóng ngán ngẫm

Dù đại diện phía Liên đoàn nói hỗ trợ nhưng khi các CLB muốn thuê ai điều phải nhờ Liên đoàn Việt Nam liên hệ, bên cạnh đó phải đảm bảo nhiều điều kiện sinh hoạt như điều lệ thi đấu, chất lượng sân tập và thi đấu (toàn cảnh, mặt sàn), thức ăn, giấc ngủ,.. những bất cập trên khiến nhiều đội bóng bỏ cuộc.

Nội binh lên ngôi, ngoại binh khó có đất diễn

Giải bóng chuyền VĐQG 2022 chỉ diễn ra 1 vòng duy nhất trong 1 tuần, thời gian thi đấu quá ngắn cũng khiến nhiều CLB phải suy nghĩ lại. Các đội bóng mạnh đang sở hữu dàn sao nội hùng hậu nên chưa liên hệ với Liên đoàn để thuê ngoại binh. Còn những đội bóng yếu thì hoàn toàn không nghĩ đến vì phải chi trả số tiền khá lớn. 

Liên đoàn cho phép sử dụng ngoại binh, tại sao các đội bóng vẫn im lặng? 113666
Những thương vụ chuyển nhượng nội binh diễn ra rầm rộ, cuộc chiến nội binh ngầm giữa các đội bóng hàng đầu để khẳng định vị thế sẽ không để ngoại binh can thiệp sâu vào

Các đội bóng hàng đầu như BTL Thông tin thì sử dụng nguồn nhân lực từ lò đào tạo BTL, đội bóng Long An đã thuê nội binh, Ninh Bình Doveco đã ký hợp đồng với 5 VĐV hàng đầu Việt Nam, Hóa chất Đức Giang Hà Nội cũng đã thuê nội binh. 

Điều này cũng diễn ra tương tự ở nội dung nam. Tuy nhiên, đây chỉ là kết luận của thời điểm hiện tại, các đội bóng cũng có thể thuê ngoại binh sau SEA Games để ghép đội hình trong thời gian ngắn để tiết kiệm chi phí và nâng cao thành tích.

Video: Hoàng Thị Kiều Trinh với những pha đập uy lực trong trận đấu gặp Thái Lan

Tung đội hình tuyển bóng chuyền nữ, Thái Lan khiến cả Đông Nam Á ngán ngẫm vì 'dư sức' giành HCV SEA Gaems

Nữ thần bóng chuyền xứ Trung từng gây 'bão' tại World Cup lên xe hoa, chồng cao đến 2m10

Quảng cáo
Bóng chuyền VĐQG
Xem thêm