Mới đây, Liên đoàn bóng chuyền bóng chuyền Châu Á đã đưa ra thông báo dời lịch thi đấu Asiad 19 (Đại hội thể thao Châu Á 2022) tại Trung Quốc vì trùng với lịch thi đấu giải bóng chuyền thế giới.
Đại hội thể thao Châu Á hay Á vận hội (tiếng Anh: Asiad hay Asian Games), là một sự kiện thể thao được tổ chức 4 năm 1 lần với sự tham gia của các đoàn vận động viên các nước châu Á.
Giải thể thao này do Hội đồng Olympic Châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được coi là sự kiện thể thao nhiều môn lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Thế vận hội (Olympic).
Asiad bóng chuyền năm 2022 sẽ được tổ chức tại Hàng Châu (Trung Quốc) từ ngày 10-9 đến ngày 25-9. Đây cũng là thành phố thứ 3 của Trung Quốc đăng cai Đại hội Thể thao Châu Á , sau Bắc Kinh năm 1990 và Quảng Châu vào năm 2010.
Thay đổi lịch thi đấu Asiad năm 2022
Theo dự kiến, nội dung bóng chuyền nam, nữ trong nhà sẽ được diễn ra từ ngày 13-9 đến ngày 24-9 tại Sân vận động Công viên thể thao Hàng Châu. Đây là một khu liên hợp thể thao đa năng ở Hàng Châu với sức chứa lên đến 80.000 người ở nội dung bóng đá và khoảng 15.000 người ở trận chung kết bóng chuyền.
Tuy nhiên, Liên đoàn bóng chuyền Châu Á vừa ra một quyết định mới khiến cả 2 đội tuyển bóng chuyền nam, nữ Việt Nam gặp bất lợi lớn so với dự kiến ban đầu. Liên đoàn đã cho đổi lịch thi đấu cả 2 nội dung bóng chuyền nam và nữ trong nhà.
Cụ thể, nội dung nữ sẽ diễn ra từ ngày 8/9 đến ngày 16/9 trước khi 5 đội tuyển Châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Kazakhstan và Thái Lan lên đường thi đấu giải bóng chuyền vô địch nữ thế giới 2022 (từ ngày 23-9 đến 15-10).
Tương tự nội dung nữ, nội dung nam cũng được đổi thành ngày 17/9 đến 25/9, sau khi kết thúc giải bóng chuyền nam vô địch thế giới 2022. Đại diện Châu Á là 4 quốc gia: Iran, Nhật Bản, Qatar và Trung Quốc.
Đội tuyển bóng chuyền Việt Nam gặp bất lợi lớn
Nếu thi đấu theo lịch dự kiến ban đầu, Việt Nam sẽ thi đấu với tâm thế khá thoải mái vì các quốc gia tham dự đồng thời 2 nội dung sẽ phải chia thành 2 đội để thi đấu ở 2 giải. Qua đó, thành tích của Việt Nam cũng sẽ được cải thiện hơn tại đấu trường Châu Á.
Tuy nhiên, BTC đã thay đổi lịch thi đấu dẫn đến lợi thế lớn cho nước chủ nhà (Trung Quốc) khi đội bóng nước này đang thâu tóm tại bảng đấu nữ tại đấu trường Châu Á. Trung Quốc và Thái Lan hoàn toàn có thể sẽ đưa những tay đập chủ lực tham dự cả hai giải đấu, sau đó độc chiếm ngôi vị dẫn đầu và Á quân của mùa giải.
Còn với đội hình của ĐTVN hiện tại đang hướng đến top 5 theo dự kiến ban đầu. Tuy nhiên, nếu 4 đội nam và 5 đội nữ của Châu Á có sự trùng lập nhân sự ở hai giải đấu thì tấm vé bước vào top 5 của ĐTVN sẽ ngày càng khó khăn, thậm chí có thể rớt xuống top 8 của mùa giải và đội nam sẽ rơi vào top 10.
Video highlight Thanh Thúy trong trận đối đầu với JT Marvelous (Nguồn: Youtube Bá Quốc Minh)
Loại Nga ra khỏi cuộc chơi, FIBV đưa bóng chuyền nam vô địch thế giới đến Bắc Phi
Gác lại sự nghiệp bóng chuyền, Đặng Thu Huyền chính thức lấn sân Hoa hậu Hoàn vũ