Bơi lội là một môn thể thao, một hình thức vận động toàn thân ở dưới nước. Cùng tìm hiểu những lợi ích, tác hại và các nội dung bơi lội phổ biến hiện nay nhé.
BƠI LỘI LÀ GÌ?
Bơi lội là một trong các hình thức vận động toàn thân dưới nước và là một trong những bài tập giúp tăng chiều cao lý tưởng.
Bơi lội còn được đánh giá là một trong những bài tập hoàn hảo nhất bởi bạn có thể thoải mái tập luyện hầu như các cơ mà lại không phải chịu đựng bất kỳ tác động gây tổn hại nào đến khớp.
TÁC DỤNG CỦA BƠI LỘI
1. Giúp vận động toàn diện
Một trong những lợi ích lớn nhất của bơi lội chính là giúp cho cơ thể hoạt động toàn bộ, từ đầu đến chân. Bơi cũng giúp tăng nhịp tim mà không gây căng thẳng cho cơ thể, tăng sức mạnh cơ bắp, tăng cường thể lực, xây dựng sức bền.
Ngoài ra, đây còn là 1 trong top 10 bài tập tăng cường sinh lý nam hiệu quả nhất.
2. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Bơi lội giúp thúc đẩy sự tuần hoàn máu và tăng cường sự hoạt động của cơ tim. Theo các chuyên gia, khi cơ thể duỗi thẳng trong nước, máu sẽ lưu thông về tim, não hiệu quả hơn.
Nhờ đó, hệ tim mạch và cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh hơn. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, những người bơi lội thường xuyên có tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao cũng như nguy cơ đột quỵ thấp hơn so với những người ít vận động.
Một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng bơi lội có thể giúp hạ huyết áp và kiểm soát lượng đường trong máu.
3. Thích hợp cho người bị chấn thương, viêm khớp
Bơi lội có thể là một phương thức tập thể dục an toàn cho những người mắc chứng viêm khớp, chấn thương, khuyết tật hay gặp phải các vấn đề khác mà không thể thực hiện các bài tập có cường độ cao.
Bơi lội thậm chí có thể giúp giảm một số cơn đau hoặc cải thiện khả năng phục hồi sau chấn thương.
Một nghiên cứu cho thấy những người bị viêm xương khớp đã giảm đáng kể tình trạng đau và cứng khớp, đồng thời ít bị hạn chế về thể chất hơn sau khi tham gia các hoạt động như bơi lội và đạp xe.
4. Lựa chọn tốt cho người mắc hen suyễn
Môi trường ẩm ướt của các bể bơi khiến bơi lội trở thành một hoạt động thể thao tuyệt vời đối với những người mắc bệnh hen suyễn.
Không chỉ vậy, các bài tập thở liên quan đến môn thể thao này, chẳng hạn như nín thở, có thể giúp mở rộng dung tích phổi và kiểm soát được nhịp thở.
Tuy nhiên, các hóa chất được sử dụng để xử lý hồ bơi cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn. Bạn cần xin ý kiến bác sĩ trước khi quyết định đi bơi nếu bạn bị hen suyễn, cố gắng tìm một một hồ bơi sử dụng nước muối thay vì clo.
5. Cải thiện triệu chứng của bệnh đa xơ cứng
Nước làm nổi các chi, giúp nâng đỡ chúng khi vận động. Bởi vậy những người bị bệnh đa xơ cứng thấy dễ dàng hơn khi đứng trong nước và có ít khả năng chấn thương trong nước hơn trên đất liền.
Một nghiên cứu ghi nhận có sự giảm đau đáng kể khi những người bị bệnh đa xơ cứng tham gia các chương trình bơi lội kéo dài 20 tuần.
6. Đốt cháy calo, giúp giảm cân
Rất nhiều người thắc mắc: Bơi lội có giảm cân không? Hay chỉ tác động thúc đẩy chiều cao?
Theo thống kê của chuyên gia, cứ 30 phút bơi tự do dưới nước giúp bạn đốt cháy tới 250 - 400 calo. Một con số khá cao so với nhiều bộ môn khác.
Bơi lội trong nước ít nhất 4-5 buổi/tuần được đánh giá là có hiệu quả giảm cân, săn chắc cơ thể tương đương với khi bạn tập luyện thể hình với máy chạy bộ đa năng.
7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Bơi lội có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Trong một nghiên cứu ở những người lớn tuổi bị mất ngủ, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng mục tiêu tăng chất lượng cuộc sống và giấc ngủ sẽ có kết quả khả quan khi tập bơi đều đặn.
8. Có tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần
Tập thể thao sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin (hormone hạnh phúc) giúp tâm lý thư giãn, đầu óc thoải mái.
Bơi cũng có tác dụng như vậy, nó giúp cải thiện trạng thái tinh thần, khơi gợi các suy nghĩ tích cực. Do vậy, những người gặp vấn đề về thay đổi tâm trạng liên tục được khuyến khích nên tập bộ môn này thường xuyên.
Hơn thế nữa, vận động dưới nước có thể giúp mọi người giảm lo lắng và trầm cảm, đồng thời tăng cường trạng thái tinh thần. Ngoài ra, bơi lội còn hỗ trợ giảm các cơn đau và rối loạn liên quan đến căng thẳng.
9. Tốt cho phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai và thai nhi cũng có thể cảm nhận những lợi ích của bơi lội khi tập luyện môn thể thao này.
Các bài tập nhờ vào tác động của nước sẽ giúp làm giảm đau khớp hoặc cơ, từ đó dịu dần sự khó chịu của phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào trong khi mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và con.
CÁC NỘI DUNG BƠI LỘI
1. Bơi ếch
Bơi ếch là một kiểu bơi cơ bản, có động tác bơi giống con ếch khi ở dưới nước. Tay và chân đối xứng nhau, chân để đẩy cơ thể bơi về phía trước trong khi đó lực tay dùng để đẩy đầu lên thở.
2. Bơi sải
Bơi sải là kiểu bơi nhanh nhất trong các kiểu bơi hiện tại. Đây là kiểu bơi dùng chuyển động của hai tay làm lực đẩy chính, trong kiểu bơi này chuyển động của tay có hai giai đoạn: đoạn đi trong nước từ phía trước đến phía sau để quạt nước và đoạn đi trong không khí từ phía sau lên phía trước.
3. Bơi bướm
Bơi bướm là kiểu bơi nhanh, đòi hỏi kỹ thuật và thể lực cao nhất vì phải kết hợp nhịp nhàng của toàn thân.
Khi bắt đầu bơi, hai tay đối xứng, hai chân khép sát, đạp nước tựa như đuôi cá heo. Sau đó di chuyển cánh tay xuống nước đẩy đầu và vai lên trên mặt nước tạo thành hình sóng.
4. Bơi ngửa
Bơi ngửa là kiểu bơi có kỹ thuật khá tương tự với bơi sải nhưng tư thế cơ thể ngược lại, ngửa mặt lên trên. Kiểu bơi này giúp tăng chiều cao, hỗ trợ giảm cân và săn chắc vòng 2.
5. Bơi chó
Bơi chó là kiểu bơi úp người, chân đạp giống bơi sải, tay để dưới ngực, ngón tay có thể khép hoặc mở. Khi bơi, đưa đôi tay về phía trước song song với ngực, rồi đẩy nước về phía sau song song với bụng.
Lặp đi lặp lại động tác này giống như hoạt động đôi chân trước của một chú chó đang bơi vậy.
6. Bơi lặn (bơi lượn sóng)
Bơi lặn là kiểu bơi giống như một con sâu đang bò, khép hai chân bằng nhau. Dùng lực từ lưng chúi người xuống rồi lại lên, khi đó ngực, mông, chân tạo thành hình sóng.
CÁC NỘI DUNG THI ĐẤU BƠI LỘI OLYMPIC
Thi đấu bơi lội tại Olympic gồm 18 nội dung dành cho cả nam và nữ:
50m – 100m – 200m – 400m – 800m – 1500m Tự do (Nam/Nữ)
100m – 200m Ngửa (Nam/Nữ)
100m – 200m Ếch (Nam/Nữ)
100m – 200m Bướm (Nam/Nữ)
200m – 400m Hỗn hợp (Nam/Nữ)
4 x 100m Tự do Tiếp sức (Nam/Nữ)
4 x 200m Tự do Tiếp sức (Nam/Nữ)
4 x 100m Hỗn hợp Tiếp sức (Nam/Nữ)
4 x 100m Hỗn hợp Tiếp sức (Mixed – phối hợp 2 nam, 2 nữ)
BÀI TẬP BƠI CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU
Nếu bạn đang muốn tự mình bắt đầu bơi lội, hãy thử thách với một bài tập cự ly ngắn sau: bơi 20 lần 50m, nghỉ 30 giây giữa mỗi lần.
Với bài tập đơn giản này, bạn có thể bơi thay phiên các kiểu giữa mỗi lần bơi. Tuy nhiên, bạn cũng nên tập trung hơn vào kỹ thuật của kiểu bơi mà bạn đang thực hiện trước khi đổi sang một kiểu mới.
TÁC HẠI CỦA BƠI LỘI
Dưới đây là các rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình bơi lội nếu chúng ta không chú ý thực hiện đúng các kỹ năng bơi cơ bản:
Trong quá trình bơi lội, nước bơi có thể xâm nhập vào tai mũi họng của bạn, nếu nước hồ bơi bẩn bạn sẽ dễ gặp phải các bệnh viêm họng, viêm xoang.
Nhiều bể bơi đã lạm dụng sử dụng clo làm khô da, tóc và làm cho cơ thể bị mất nước.
Thực hiện không đúng cách động tác quạt tay sẽ làm gân chóp xoay cọ sát với mỏm cùng vai, đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị đau khớp vai sau khi bơi.
Hy vọng với những thông tin từ bài viết trên đây, bạn đã hiểu sâu hơn về bơi lội cũng như những lợi ích mà bài tập này mang lại.