Với 6 cách đơn giản dưới đây, bạn sẽ giúp bộ não thiết lập thói quen lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn, tốt cho sức khỏe hơn.
Tất cả chúng ta đều từng trải qua những cơn thèm ăn vô độ. Bạn sẽ luôn thèm ăn đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ,... khi đói và rồi cảm thấy tội lỗi với những gì mình đã làm. Vậy có cách nào để huấn luyện cho bộ não của mình biết cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh hơn hay không?
Xem ngay 6 cách đơn giản giúp xây dựng thói quen thèm ăn lành mạnh dưới đây để kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.
1. Dọn dẹp nhà bếp của bạn
Nếu tủ lạnh của bạn chứa đầy những món ăn hấp dẫn, bạn sẽ khó cưỡng lại cảm giác thèm ăn không tốt cho sức khỏe.
Hãy bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn bằng cách lấp đầy nhà bếp của bạn với những thực phẩm lành mạnh. Nếu bạn có trái cây tươi trên quầy bếp thay vì một lọ kẹo, bạn sẽ có nhiều khả năng tìm được một lựa chọn bổ dưỡng hơn.
Kết hợp nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giàu protein và chất xơ sẽ giúp giảm cảm giác thèm ăn không lành mạnh và giúp cơ thể biết được thứ mình thật sự cần.
2. Chuẩn bị sẵn bữa ăn lành mạnh
Khi bạn trở về nhà trong tình trạng đói lả và kiệt sức sau một ngày dài, điều duy nhất bạn muốn làm chính là tắm rửa và thưởng thức một bữa ăn thật ngon. Khi cảm giác thèm ăn tấn công, chúng ta muốn được thỏa mãn ngay lập tức. Mọi người thường có xu hướng đặt đồ ăn bên ngoài để tiết kiệm thời gian nhưng sẽ thật tuyệt nếu bạn đã có sẵn bữa ăn lành mạnh và sẵn sàng thưởng thức.
Việc chuẩn bị sẵn thức ăn có thể làm giảm sự tiếp cận với các món ăn nhanh. Ngay cả những việc đơn giản như rửa và cắt trái cây khi bạn từ cửa hàng về nhà cũng khiến bạn muốn ăn nó hơn. Bởi vậy, hãy chuẩn bị sẵn những bữa ăn lành mạnh để có thể sử dụng chúng khi bạn đói.
3. Thay thế đường nhân tạo
Dạy cho bộ não của bạn cách thèm ăn thức ăn lành mạnh bằng cách thay thế thực phẩm. Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm có vị ngọt tự nhiên - chẳng hạn như trái cây – có thể giúp “đào tạo” lại vị giác của bạn và giúp não thiết lập lại chế độ ăn uống.
Một nghiên cứu cho thấy việc cắt giảm lượng đường nhân tạo trong 2 tuần có thể giúp thay đổi khẩu vị. Trong 2 tuần, 95% người tham gia nghiên cứu cho rằng đồ ăn ngọt là quá ngọt và họ đã ngừng ăn đường trong khoảng 6 ngày.
4. Thay đổi từ những điều nhỏ nhất
Nếu bạn muốn xây dựng những thói quen lâu dài, hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. Và thay đổi thói quen ăn uống cũng vậy. Những thay đổi từ từ trong chế độ ăn uống không chỉ giúp thay đổi cảm giác thèm ăn mà còn giúp bạn có lối sống lành mạnh hơn.
Một số thay đổi nhỏ mà các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng ngay bây giờ như:
- Uống thêm một cốc nước ấm vào mỗi buổi sáng.
- Lựa chọn bữa ăn giàu protein và chất xơ thay vì món đã qua chế biến.
- Thay vì lấy một cái kẹo, hãy chọn một miếng trái cây.
- Lấy 2 chiếc bánh quy ra khỏi gói để thưởng thức thay vì cầm cả gói để xem phim.
5. Thực hành ăn uống có tỉnh táo
Lần tiếp theo khi bạn cảm thấy thèm ăn vặt, hãy tạm dừng và nghĩ về lý do tại sao mình có cảm giác thèm ăn này. Thực hành ăn uống chánh niệm có thể giúp chúng ta ngăn chặn việc ăn uống theo cảm xúc và giúp bạn có những lựa chọn lành mạnh hơn.
6. Học cách yêu căn bếp của mình
Nấu ăn tại nhà có thể giúp bạn ăn uống lành mạnh và kiểm soát khẩu phần tốt hơn. Khi tự chuẩn bị bữa ăn, bạn có khả năng kết hợp nhiều thực phẩm lành mạnh hơn và tiêu thụ ít calo hơn so với việc dùng bữa bên ngoài.
>>> Xem ngay Làm thế nào để có bữa trưa lành mạnh & tốt cho sức khỏe hơn?
Thèm ăn là phản ứng hoàn toàn bình thường của tất cả mọi người. Tuy nhiên, hãy áp dụng 6 mẹo đơn giản dưới đây để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát cân nặng tối ưu hơn.