Mặc dù bạn đã tập luyện rất chăm chỉ nhưng vẫn không có tiến triển rõ rệt cho cơ bụng? Rất có thể bạn đã mắc phải các lỗi sai dưới đây.
Nội dung chính
Có phải bạn đang mắc vào tình trạng không thể có được cơ bụng 6 múi săn chắc mặc dù đã tập các bài tập cơ bụng từ nhiều năm nay?
Những người đã đạt được hình thể hoàn hảo thì thường nói rằng “cơ bụng được tạo ra trong nhà bếp”. Và có vẻ như cụm từ gây tò mò này có thể là bí quyết thành công?
Bài viết này sẽ liệt kê những lỗi sai cơ bản khiến bạn mãi không có cơ bụng 6 múi và giải thích vì sao thực phẩm lại quyết định phần nhiều sự thành công của quá trình luyện tập này.
( Video: Hướng dẫn bài tập bụng 6 múi cơ bản cho nam)
1. Chỉ gập bụng
Có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng nếu bạn muốn giảm mỡ bụng, bạn chỉ nên thực hiện các bài tập nhằm vào cơ bụng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nhắm mục tiêu vào một khu vực cụ thể để cố gắng đốt cháy chất béo là vô ích vì kỹ thuật này không hiệu quả.
Cơ bụng luôn có sự hỗ trợ của cơ liên sườn và cơ lưng để tạo thành một hệ cơ core hoàn chỉnh. Vì vậy, để xây dựng cơ bụng 6 múi, bạn sẽ cần kích hoạt cả các nhóm cơ còn lại.
Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo những người có vùng lưng yếu cũng không nên tập quá nhiều động tác gập bụng vì nó có thể gây ra các chấn thương về lưng.
>>>Tin liên quan: Hướng dẫn gập bụng đúng cách để nhanh lộ 6 múi
2. Không chú trọng dinh dưỡng
Sẽ rất khó để đạt được cơ bụng 6 múi nếu bạn không ăn uống lành mạnh. Kể cả tập luyện hằng ngày, bạn vẫn có thể có một lớp mỡ bao phủ quanh vùng bụng, thậm chí đã có 6 múi sau khi tập thể dục.
Giảm lượng calo thông qua chế độ ăn uống dễ dàng hơn nhiều so với việc cố gắng đốt cháy chất béo bạn đã nạp bằng cách tập luyện sau khi ăn uống không lành mạnh.
Đó là lý do tại sao cách tốt nhất để giảm mỡ bụng và cuối cùng là có được cơ bụng 6 múi là kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh với tập thể dục.
Nên ăn các thành phần dinh dưỡng, thực phẩm toàn phần, chất béo lành mạnh, như bơ và các loại hạt. Kết hợp trái cây và rau quả, sản phẩm có nhiều protein nạc như thịt gà và cá. Thực phẩm ít calo, chẳng hạn như sữa chua không béo và đậu lăng, cũng có thể thúc đẩy giảm cân.
Những thứ nên tránh là ngũ cốc tinh chế, chất béo chuyển hóa và đường bổ sung. Điều đó có nghĩa là bạn nên cố gắng hạn chế ăn vặt với khoai tây chiên và bánh quy, và ăn ít đồ ngọt nói chung.
4. Gập hông nhiều hơn bụng
Chức năng của cơ bắp là co lại. Với bụng, các bó cơ có một đầu nối vào dưới lồng ngực, đầu còn lại nối vào dưới xương chậu. Do đó, nó có thể kéo lồng ngực lại gần chân hoặc kéo phần chân lên phía lồng ngực.
Tuy nhiên, khi gập bụng, nhiều người sử dụng lực tì của chân dẫn đến tình trạng gồng lưng và gập hông thay vì bụng. Trong bài đu xà nâng chân, đa số người tập cũng chỉ cố gắng co gối lên thay vì gồng và co cơ bụng.
Sai lầm này làm phần cơ gập hông hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến tình trạng võng lưng và đau mỏi lưng dưới khi chúng ta ngồi làm việc lâu dài.
5. Lười uống nước
Cơ bắp được tạo thành từ khoảng 79% là nước, bổ sung đủ nước là vô cùng cần thiết để duy trì và phát triển cơ bắp.
Ngoài việc uống đủ 2l nước mỗi ngày, chúng ta cần phải dung nạp từ 200 - 500ml nước trước 15 phút mỗi buổi tập.
Trên đây là những lối sai cơ bản khi gập bụng, khiến giảm đáng kể hiệu quả tập luyện. Chúc các bạn sớm có cơ bụng 6 múi.