Những mẫu xe SUV, xe bán tải hay thậm chí xe container dễ bị lật hơn mặc dù có khung gầm cao và trông rất hầm hố.
Nhiều người đều cho rằng xe hơi 4 bánh trông chắc chắn và bền vững hơn, do vậy việc lật bánh là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, thực tế ghi nhận nhiều mẫu xe 4 bánh cũng dễ lật xe hơn loại 2 bánh mặc dù chạy ở cùng một tốc độ cao hay xe gầm cao thường dễ bị lật hơn các mẫu xe khác.
Có nhiều nguyên nhân gây lật xe, nhưng điển hình nhất là khi xe chạy ở tốc độ cao và 1 bánh xe đâm phải vật thể cứng hoặc trường hợp đánh lái gấp ngay cả trên bề mặt phẳng.
Theo nguyên lý căn bản, vạn vật đều có trọng tâm - là nơi cân bằng trọng lượng của xe. Do đó, vật càng thấp sẽ càng ổn định, điều này cũng đồng nghĩa rằng "càng cao càng dễ lung lay và bồng bềnh". Đó là lý do tại sao hệ thống cân bằng điện tử ra đời nhằm hạn chế sự lung lay này trên các loại xe gầm cao.
Có thể thấy các loại siêu xe, xe thể thao hay xe đua thường có trọng tâm rất thấp, nhằm gia tăng sự ổn định khi xe chạy ở tốc độ cao. Ở một mặt khác, những mẫu xe bán tải cao, xe SUV được sử dụng để di chuyển địa hình gồ ghề và phức tạp được thiết kế có trọng tâm cao, do vậy việc dễ bị lật xe ở các mẫu xe gầm cao là điều có thể hiểu được.
Để giảm thiểu nguy cơ bị lệch trọng tâm, nhiều hệ thống an toàn điện tử như ESP, VSC, TCS, ASR... với chức năng chung là kiểm soát ổn định thân xe đã lần lượt xuất hiện.
Tuy nhiên, những hệ thống cân bằng điện tử này cũng chỉ dừng lại ở mức "hỗ trợ". Thế nên, người ta vẫn thường thấy nhiều siêu xe vẫn có thể bị lật như thường mặc dù được trang bị đầy ắp những công nghệ hiện đại ấy.
Để tránh nguy cơ bị lật xe, tài xế nên nắm rõ giới hạn của xe mình và vận tốc an toàn nhất của xe khi vào cua, hay cũng cần chú ý đến thời điểm nhả ga và đánh lái sao cho đúng cách.
Đỗ ô tô nên hướng đầu xe ra ngoài, vì sao?
Đạp nhầm chân ga: Vì sao không thiết kế chân phanh "xa" chân ga?