Quảng cáo

Những vụ 'lật kèo' ở cấp ĐTQG: Có không giữ, mất đừng tìm

Thái Thủy Thái Thủy
Thứ sáu, 03/04/2020 16:05 PM (GMT+7)
A A+

Chúng ta thường biết đến nhiều cầu thủ nuốt lời với CLB này để gia nhập một CLB khác, nhưng điều này còn xảy ra giữa các ĐTQG.

Việc các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp đổi quốc tịch để đại diện cho một quốc gia khác không phải là mới. Huyền thoại Alfredo Di Stefano đã làm điều đó. Ông đã có 6 lần ra sân cho Argentina vào năm 1947 trước khi gắn bó với Tây Ban Nha từ những năm 1950.

Bóng đá hiện đại cũng cho phép điều đó nhưng với những quy định khắt khe hơn. Một số trường hợp do cầu thủ không tìm được chỗ đứng ở đội bóng lớn, nhưng cũng có người vì vinh quang trước mắt mà từ bỏ quê hương. Chúng ta có thể kể đến một vài trường hợp tiêu biểu sau.

Kevin-Prince Boateng

Kevin-Prince Boateng, anh cùng cha khác mẹ của cựu tuyển thủ Đức Jerome Boateng, sinh ra và lớn lên ở Đức, và bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp tại Hertha BSC. Anh đã thi đấu cho các đội trẻ Đức ở cấp độ U19 và U21, nhưng anh ấy đã chuyển sang tuyển Ghana vào năm 2010 sau khi nói rằng anh ấy cảm thấy mình là người Ghana nhiều hơn.

Germany v Ghana: Group G - 2014 FIFA World Cup Brazil

Cũng năm đó, hai anh em nhà Boateng đối đầu nhau ở vòng bảng World Cup khi Ghana gặp Đức ở vòng bảng.

Diego Costa

Tiền đạo của Atletico Madrid, Diego Costa đã chơi 2 trận cho Brazil vào năm 2013 nhưng cả hai đều là các trận giao hữu. Vào tháng 10 cùng năm, anh tuyên bố ý định chơi cho ĐT Tây Ban Nha sau khi được cấp quốc tịch nước này. HLV tuyển Brazil khi đó là Luiz Felipe Scolari đã tỏ ra rất thất vọng, nhưng Costa không quan tâm và đã có trận ra mắt Tây Ban Nha vào tháng Ba năm 2014.

Iran v Spain: Group B - 2018 FIFA World Cup Russia

Mùa hè năm đó, Diego Costa dự kỳ World Cup tổ chức tại chính quê hương của mình và bị loại từ vòng bảng cùng ĐT Tây Ban Nha. Trong khi đó, ĐT Brazil vào đến bán kết của giải đấu.

Wilfried Zaha

Cầu thủ của Crystal Palace Wilfried Zaha chơi cho đất nước sinh ra anh là Bờ Biển Ngà, nhưng đây không phải đất nước ban đầu mà anh cống hiến. Cầu thủ chạy cánh này đã chơi cho đội tuyển Anh ở cấp độ U19 và U21, và ra mắt cho đội một Tam Sư vào năm 2012.

Tuy nhiên, kể từ đó anh không được gọi trở lại và Zaha đã yêu cầu chuyển sang khoác áo Bờ Biển Ngà vào tháng 11/2016. HLV Southgate của ĐT Anh đã cố gắng ngăn cản nhưng bất thành.

Jack Grealish

Jack Grealish đủ điều kiện để đại diện cho Cộng hòa Ireland (gốc gác từ ông bà của anh) hoặc Anh (nơi anh sinh ra). Hiện tại Grealish chưa chính thức khoác áo ĐTQG nào, nhưng ở cấp độ trẻ thì anh từng chơi cho CH Ireland các lứa U17, U18 và U21. Gần đây nhất, Grealish khoác áo U21 Anh giai đoạn 2016/17. Hai quốc gia đang tranh chấp sự phục vụ của ngôi sao đang lên của Aston Villa.

England v France - Toulon Tournament Final

Thiago Motta

Sinh ra ở Brazil, Thiago Motta đại diện cho Selecao tại Cúp vàng CONCACAF 2003. Đội bóng Nam Mỹ dự giải với tư cách khách mời. Tuy nhiên, Motta không chen chân được vào đội hình Brazil lúc bấy giờ và đã gia nhập đội tuyển Thiên Thanh do ông nội anh là người Ý. Có lẽ đây là quyết định sáng suốt của Motta.

Lukas Podolski

Germany v Argentina: 2014 FIFA World Cup Brazil Final

Cựu tiền đạo của Bayern Munich và Arsenal, Lukas Podolski sinh ra ở Ba Lan và giới truyền thông Ba Lan kêu gọi huấn luyện viên đội tuyển quốc gia lúc đó là Pawel Janas gọi anh lên tuyển vào năm 2003 sau chuỗi thành tích ấn tượng khi còn là một cầu thủ 18 tuổi cho Cologne. Tuy nhiên HLV này cho rằng điều đó là quá vội vàng, rốt cuộc thì Ba Lan đã để mất Podolski vào tay Đức.

>>> Tottenham đối mặt án phạt khi cố 'moi tiền' từ chính phủ

VIDEO: Đỉnh cao của Adriano

Quảng cáo
ĐTQG lật kèo chuyển nhượng Diego Costa Wilfried Zaha Jack Grealish
Xem thêm