Ngoại hạng Anh bị hoãn vô thời hạn, nếu giải đấu bị hủy trong trường hợp tệ nhất thì Liverpool, Man City, Chelsea, Manchester United hay Arsenal sẽ thiệt hại cụ thể ra sao?
VIDEO: Wayne Rooney suýt ghi bàn trong trận gặp lại Manchester United
Ban tổ chức Ngoại hạng Anh thông báo: "Premier League sẽ không thể trở lại vào đầu tháng 5 và phần còn lại của mùa giải này sẽ chỉ được hoàn thành khi tình hình an toàn. Ban tổ chức cũng sẽ làm việc sát sao với tất cả các đội bóng chuyên nghiệp cũng như các cơ quan chính phủ nhằm đảm bảo có thể đưa ra giải pháp hợp tác tốt nhất".
Nếu tình hình không được cải thiện, Ngoại hạng Anh có nguy cơ phải chấm dứt mùa giải tại thời điểm trước khi bị hoãn lần đầu tiên. Điều này khiến một số CLB đứng trước bờ vực phá sản. Sau đây là mức độ thiệt hại về các khoản thu nhập của từng CLB Premier League.
1. Manchester United
Bản quyền truyền hình: 48 (đơn vị: triệu bảng)
Tiền bán vé sân nhà: 17,6
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 50,8
Tổng thiệt hại: 116,4
2. Manchester City
Bản quyền truyền hình: 53,6
Tiền bán vé sân nhà: 13,9
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 41,7
Tổng thiệt hại: 109,3
3. Liverpool
Bản quyền truyền hình: 55,2
Tiền bán vé sân nhà: 13,6
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 33,8
Tổng thiệt hại: 102,6
4. Chelsea
Bản quyền truyền hình: 49,3
Tiền bán vé sân nhà: 10,9
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 30,9
Tổng thiệt hại: 91
5. Tottenham Hotspur
Bản quyền truyền hình: 41,9
Tiền bán vé sân nhà: 16,8
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 24,3
Tổng thiệt hại: 83
6. Arsenal
Bản quyền truyền hình: 40
Tiền bán vé sân nhà: 15,4
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 19,4
Tổng thiệt hại: 74,8
7. Leicester City
Bản quyền truyền hình: 48,5
Tiền bán vé sân nhà: 2,2
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 4,9
Tổng thiệt hại: 55,6
8. Burnley
Bản quyền truyền hình: 35
Tiền bán vé sân nhà: 2,5
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 12,5
Tổng thiệt hại: 50
9. Wolverhampton Wanderers
Bản quyền truyền hình: 42,1
Tiền bán vé sân nhà: 2,2
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 4,7
Tổng thiệt hại: 49,1
10. Everton
Bản quyền truyền hình: 32,2
Tiền bán vé sân nhà: 3,2
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 7,2
Tổng thiệt hại: 42,6
11. Sheffield United
Bản quyền truyền hình: 38,8
Tiền bán vé sân nhà: 1,6
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 1,5
Tổng thiệt hại: 41,9
12. Newcastle United
Bản quyền truyền hình: 30,4
Tiền bán vé sân nhà: 4,8
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 5,1
Tổng thiệt hại: 40,3
13. West Ham United
Bản quyền truyền hình: 24,8
Tiền bán vé sân nhà: 6
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 6,6
Tổng thiệt hại: 37,4
14. Crystal Palace
Bản quyền truyền hình: 31,9
Tiền bán vé sân nhà: 1,9
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 3,3
Tổng thiệt hại: 37,1
15. Southampton
Bản quyền truyền hình: 25,8
Tiền bán vé sân nhà: 3,2
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 3,1
Tổng thiệt hại: 32,1
16. Brighton & Hove Albion
Bản quyền truyền hình: 23,9
Tiền bán vé sân nhà: 3,8
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 2
Tổng thiệt hại: 29,7
17. Watford
Bản quyền truyền hình: 20,2
Tiền bán vé sân nhà: 1,8
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 2,2
Tổng thiệt hại: 24,2
18. Aston Villa
Bản quyền truyền hình: 17
Tiền bán vé sân nhà: 2,8
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 4,4
Tổng thiệt hại: 24,2
19. Bournemouth
Bản quyền truyền hình: 18,3
Tiền bán vé sân nhà: 2
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 1,8
Tổng thiệt hại: 22,1
20. Norwich City
Bản quyền truyền hình: 14,6
Tiền bán vé sân nhà: 2,4
Áo đấu/sản phẩm thương mại: 2,5
Tổng thiệt hại: 19,5
Chúng ta có thể nhận thấy càng là các CLB lớn như Manchester United, Man City, Liverpool, Chelsea và Arsenal thì mức độ thiệt hại càng lớn. Điều này rất dễ hiểu bởi khi Ngoại hạng Anh hoạt động bình thường thì đây là những cái tên làm ăn thu được nhiều lợi nhuận nhất với các sản phẩm và dịch vụ của họ đều có giá cao hơn các đội còn lại.