Quảng cáo

Kinh nghiệm lái xe vào ban đêm: 6 điều tuyệt đối cần lưu ý

Phương Phương Phương Phương
Thứ ba, 10/03/2020 11:42 AM (GMT+7)
A A+

Khi lái xe ô tô vào ban đêm, dù là người mới lái xe ô tô hay tài xế già dặn kinh nghiệm đều cần phải lưu ý 6 điều quan trọng dưới đây để tránh những va chạm không đáng có.

Thống kê của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho thấy: Số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm - khoảng từ 18 giờ tối đến 6 giờ sáng thường cao hơn gấp 2 - 3 lần so với ban ngày. Do đó có thể thấy, lái xe khi trời tối luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy, đòi hỏi tài xế phải chắc tay lái cũng như cẩn trọng hơn khi tham gia giao thông.

Bên những yếu tố cơ bản để đảm bảo tầm nhìn truóc khi lái xe như: vệ sinh đèn pha, vệ sinh bề mặt kính ô tô, chỉnh gương chiếu hậu,… thì 6 lưu ý dưới đây là cực kỳ cần thiết giúp bạn đảm bảo an toàn khi lái xe ô tô vào ban đêm.

1. Sử dụng hợp lý đèn pha, cốt buổi tối khi lái xe

Đèn chiếu sáng trên ô tô thường có 2 chế độ đèn pha và cốt. Đèn cốt là đèn chiếu gần với góc chiếu sáng thấp có chức năng giúp người lái xe quan sát được rõ hơn tình trạng mặt đường, dễ dàng tránh né những vật lạ. Nhược điểm là tầm chiếu ngắn, do vậy nếu bạn di chuyển với vận tốc cao trên đường sẽ khiến bạn quan sát được ít hơn và khó xử lý sớm các tình huống.

kinh nghiệm lái xe ô tô vào ban đêm

Ngược lại, đèn pha lại có cường độ chiếu sáng mạnh, tầm chiếu ở độ cao nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe xử lý trên đường. Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng đèn pha chiếu xa bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn, gây khó chịu cho xe đi ngược chiều hoặc ngay cả xe đi cùng chiều ở phía trước.

Nhiều ô tô hiện nay sử dụng đèn pha cường độ cao HID và đèn pha LED. Những loại đèn này có tính thẩm mỹ và đem đến độ chiếu sáng vượt trội hơn so với đèn halogen truyền thống. Những kiểu đèn pha mới này có thể gây chói mắt và bất tiện cho tài xế xe chạy đối diện.

Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời. Do vậy, nếu bạn lái xe tại các tuyến đường nội thành trong thành phố, khu dân cư đông đúc hãy chuyển sang chế độ đèn cốt hạn chế để đèn pha. Điều này giúp cho người đi ngược chiều không bị loá mắt và giảm thiểu khả năng va chạm.

2. Tránh nhìn trực diện vào đèn pha xe đi ngược chiều

Dù trong luật giao thông đường bộ cũng đã có các quy định về việc sử dụng đèn pha cốt, kèm theo mức xử phạt hành chính nếu vi phạm. Tuy nhiên, trên thực tế một số lái xe thiếu ý thức vẫn sử dụng chế độ đèn pha khi lưu thông trên các tuyến đường nội thành.

6 dieu cam ky khi lai xe vao ban dem

Khi gặp tình huống xe ngược chiều bật pha, ánh sáng mạnh có thể khiến bạn bị choáng trong giây lát. Vì vậy, bạn không nên nhìn trực diện vào đèn pha của xe ngược chiều.

Nếu cảm thấy bị chói nên chớp mắt ngay kết hợp với việc giảm dần tốc độ, quan sát đường phía trước hoặc nhìn chếch về phía lề đường để canh xe đảm bảo an toàn. Điều này giúp bạn nhanh chóng lấy lại tầm nhìn đảm bảo an toàn

3. Giữ vệ sinh kính chắn gió và kiểm tra cụm đèn trước không để bị ố vàng

Một khi kính chắn gió bẩn có thể làm giảm tầm nhìn vào ban ngày thì vào ban đêm, đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Chiếc kính chắn gió bẩn có thể bóp méo tầm nhìn, dẫn đến việc quan sát các tín hiệu trên đường khó khăn hơn.

Do đó, hãy luôn giữ cho kính chắn gió sạch bằng cách lau qua một lần nếu cần trước khi khởi hành. Điều này sẽ khiến việc chuyến đi vào ban đêm thuận lợi an toàn hơn.

kinh nghiệm lái xe ban đêm, vệ sinh kính chắn gió

Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát cho thấy, đèn pha bị ố vàng tạo ra ít ánh sáng hơn đến 20% so với đèn pha mới, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm nhìn xa trên những cung đường tối hoặc ít ánh sáng. Tầm nhìn giảm vào ban đêm đồng nghĩa với độ an toàn thấp hơn.

4. Kiểm tra đèn pha bị lệch trước khi lái ô tô

Theo thời gian, đèn pha ô tô có thể bị lệch. Chỉ một va chạm nhỏ cũng có thể khiến đèn pha bị lệch, ảnh hưởng đến phạm vi chiếu sáng. Bạn có thể tham khảo sách hướng dẫn sử dụng xe sẽ cung cấp chính xác cách điều chỉnh đúng luồng sáng của đèn pha.

Nếu bạn không chắc chắn, hãy tìm đến các đại lý xe, họ sẽ có kinh nghiệm để khắc phục tình trạng này.

6 dieu cam ky khi lai xe vao ban dem

5. Không để nguồn ánh sáng quá nhiều trong xe ô tô

Hãy luôn giữ nguồn sáng ở cụm đồng hồ lái cũng như các vị trí khác trong cabin ở mức vừa phải. Nếu có quá nhiều ánh sáng bên trong xe, đồng tử mắt sẽ co lại giống như khi đang đi dưới trời nắng, dẫn đến việc quan sát đường khăn hơn khi trời tối. Điều này rất đáng lưu ý khi hiện nay có nhiều dòng xe được trang bị màn hình thông tin giải trí lớn với ánh sáng rực rỡ.

Bên cạnh đó bạn cũng cần giữ cho mắt không bị khô, bằng cách điều chỉnh gió điều hòa không thổi trực tiếp vào mặt.

6 dieu cam ky khi lai xe vao ban dem

6. Dừng lái xe và nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ

Ngủ gật và mệt mỏi khi lái xe được cho là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến những vụ tại nan thương tâm của nhiều tài xế khi lái xe vào ban đêm. Vì vậy, trong quá trình lái xe nếu bạn cảm thấy buồn ngủ hay mệt mỏi bạn nên đỗ xe gọn vào nơi an toàn, chợp mắt và nghỉ ngơi một chút cho đến khi đủ tỉnh táo để tham gia giao thông.

Ngoài ra, bạn cũng nên mang theo bảng báo hiệu có phản quang để sử dụng trong trường hợp phải đỗ xe bên đường.

Kết luận

Có nhiều lý do khiến bạn lựa chọn việc khởi hành một chuyến đi dài vào ban đêm hay tờ mờ sáng. Tuy nhiên việc lái xe vào ban đêm sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn so với đi xe vào ban ngày bởi tầm nhìn hạn chế, sự mất tập trung và mệt mỏi,vv...

Ngoài những kinh nghiệm lái xe ban đêm trên đây bạn cũng nên lưu ý việc chăm sóc bảo dưỡng và thường xuyên kiểm tra phương tiện của mình. Bạn cũng nên giữ tốc độ lái xe và khoảng cách vừa phải với xe trước để dễ dàng xử lý các tình huống. Chúc bạn lái xe an toàn!

 

>>9 câu "thần chú bỏ túi" về kinh nghiệm lái xe

>>15 điều tối kỵ mà người mới lái xe không được mắc phải

Quảng cáo
cấm kỵ khi lái xe ban đêm kinh nghiệm lái xe trời tối nguy hiểm lái xe ban đêm phương pháp lái xe an toàn vào ban đêm lái xe trời mưa ban đêm đặc điểm và kỹ thuật lái xe ban đêm
Xem thêm