Quảng cáo

Giày thể thao, lĩnh vực đầu tư 'hái ra tiền' ở Trung Quốc

Nam Quỳnh Nam Quỳnh
Thứ năm, 14/11/2019 11:58 AM (GMT+7)
A A+

Những đôi giày thể thao hiếm có thể đem đến lợi nhuận khoảng 5000% khiến nhà chức trách đau đầu tìm cách đối phó.

Cổ phiếu, bất động sản hay tiền điện tử đều không phải là những ngành đầu tư hấp dẫn hiện nay ở Trung Quốc. Thay vào đó, những đôi giày thể thao hay giày Sneaker hiếm đang là một cơn sốt đầu tư mới ở Trung Quốc với khả năng đem lại lợi nhuận cực kì cao lên đến 5000%.

Giày thể thao hiếm có thể hiểu là những đôi giày bóng rổ hoặc chạy bộ được sản xuất với sự hợp tác giữa các hãng cùng người nổi tiếng như Rapper, Vận động viên chuyên nghiệp hoặc các hãng thời trang cao cấp. Trong đó, Adidas, Nike và Puma là ba cái tên nổi bật nhất.

Đặc điểm chung của những đôi giày thể thao hiếm là số lượng rất hạn chế từ vài trăm đến chỉ vài chục đôi. Chính vì vậy, những tầng lớp người giàu ở Trung Quốc đặc biệt là những người trẻ tuổi không tiếc tiền để mua cho bằng được nhằm thể hiện bản thân.

Ở Trung Quốc, cơn sốt đầu tư Sneaker lớn dần với sự xuất hiện của các sàn giao dịch trực tuyến. Tại đó những đôi giày thể thao hiếm được định giá y như chứng khoán với những con số lớn gấp nhiều lần so với ban đầu. Sàn giao dịch giày lớn nhất của Trung Quốc mang tên Poizon hiện đã đạt giá trị 15 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 2,1 tỷ USD) mỗi năm.

Việc xếp hàng đi mua những đôi giày hiếm sau đó bán lại trên các trang đấu giá là công việc mang lại lợi nhuận hàng đầu ở Trung Quốc.

Theo anh Hu, người đã đi hơn 300 km đến Thượng Hải để có cơ hội để mua đôi giày Nike Air Jordans cho biết: "Thị trường giày sneaker không còn chỉ là một trò chơi dành cho những người đam mê. Các nhà đầu cơ đang đổ xô vào biến nó thành một ngành kinh doanh".

Việc có được một chỗ để vào cửa hàng mua giày đã là một điều may mắn. Những người đứng xếp hàng trước đó đã phải tham gia bốc thăm may mắn mới có cơ hội đến cửa hàng. Anh Hu cho biết sau khi mua được giày, ít nhất cũng sẽ lãi gấp đôi.

Liu Xingfeng, một sinh viên Trung Quốc 23 tuổi sinh viên một đại học ở Úc thậm chí còn điều hành một hệ thống xếp hàng mua giày tại Nhật Bản, Hoa Kỳ. Liu cho biết sau khi trừ các chi phí anh có thể thu về 50 nghìn NDT tương đương hơn 7000 USD một tháng.

Lợi nhuận cao đã khiến các nhà đầu tư mạo hiểm cũng đang rót hàng trăm triệu USD vào việc xây dựng nên những nền tảng giao dịch giày. StockX sàn giao dịch giày hàng đầu của Mỹ với giá trị giao dịch khoảng 700 triệu USD/năm cũng đang rục rịch chuẩn bị cho sự ra mắt ở Trung Quốc.

Rõ ràng điều này khiến giới chức Trung Quốc tỏ ra lo ngại bởi những đôi giày đã bị đẩy đi quá xa so với giá trị thực ban đầu cùng với đó nguy cơ lừa đảo và hàng giả cũng được đặt ra. Trong trường hợp xảy ra vấn đề như sụp đổ thị trường hơn 2 tỷ USD, hàng triệu người sẽ phải chịu ảnh hưởng.

Dưới áp lực của cơ quan quản lý, cuối cùng những sàn giao dịch giày cũng phải đề ra các biện pháp nhằm hạ nhiệt giá giày nếu không muốn bị đóng cửa. Các quy định chặt chẽ được đặt ra. Theo quản lý của Nice - nền tảng sàn giao dịch giày lớn thứ 2 ở Trung Quốc chỉ có 0,01% số giày được giao dịch là hàng giả.

Quảng cáo
Sneaker thị trường Sneaker Trung Quốc Sneaker hiếm cơ sốt đầu tư Sneaker ở Trung Quốc Sneaker thể thao
Xem thêm