Chuyện các cầu thủ xăm mình không phải làm hiếm, tuy nhiên dưới góc nhìn của khoa học, việc xăm mình không đem lại lợi ích thậm chí còn có hại.
Nội dung chính
Việc các cầu thủ xăm mình không phải chuyến quá hiếm. Tuy nhiên nó thường gây ra rất nhiều phản ứng trái chiều trước hết về mặt đạo đức.
Raheem Sterling từng bị chỉ trích là cổ vũ bạo lực súng ống do đã xăm một khẩu hình một khẩu súng M4A1 vào bắp chân.
Tại Trung Quốc, một luật bất thành văn được áp dụng đó là các cầu thủ bóng đá không được khoe hình xăm trong các trận đấu quốc tế.
Như vậy về cơ bản, hình xăm thường không nhận được sự đánh giá cao về mặt đạo đức. Tuy nhiên về mặt sức khỏe thì sao?
Dưới góc độ khoa học, hình xăm không có lợi cho sức khỏe
Tiến sĩ Ingo Frobose đến từ Đại học thể thao Cologne - Đức cho biết:
"Các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng cầu thủ bóng đã sẽ bị giảm hiệu suất từ 3 - 5% sau khi thực hiện một hình xăm. Da là phần cơ thể lớn nhất mà chúng ta sở hữu - nhưng chúng ta lại đầu độc nó bằng hình xăm."
Sẽ tốt hơn cho các câu lạc bộ nếu họ chú ý và cảnh báo các cầu thủ về tác hại của việc xăm mình."
Vị Giáo sư 60 tuổi này còn nhấn mạnh:
"Tôi sẽ cấm các cầu thủ bóng đá xăm mình. Các câu lạc bộ coi trọng mọi khía cạnh về sức khỏe của cầu thủ, nhưng họ không hề quan tâm đến hành vi xăm mình."
Một thử nghiệm khác được tiến hành bởi Giáo sư Maurie Luetkeimer - chuyên ngành khoa học sức khỏe và tâm lý tại đại học Alma ở Michigan, Hoa Kỳ đã chứng minh hình xăm ảnh hưởng tiêu cực đến cơ chế thoát mồ hôi của cơ thể.
Theo đó, 10 nam giới khỏe mạnh có hình xăm được sử dụng chất kích thích tiết mồ hôi trên hai vùng da có hình xăm và không có hình xăm.
Sau 20 phút, khu vực có hình xăm tiết mồ hôi chỉ bằng một nửa so với khu vực không xăm. Ngoài ra, mồ hôi tiết ra tại khu vực xăm có lượng Natri cao hơn hẳn.
Kết quả này cho thấy, việc xăm mình thực sự có thể ảnh hưởng đến hiệu suất thi đấu bởi thoát mồ hôi là cơ chế làm mát tự nhiên của cơ thể.
Nếu việc tiết mồ hôi giảm 50% do tác động của hình xăm đồng nghĩa với việc các cầu thủ sẽ khó có thể chạy nhanh đặc biệt là nếu hình xăm nằm ở những khu vực thoát mồ hôi lớn của cơ thể như lưng, đùi.
Nhưng vẫn cò một vấn đề nữa chính là mực xăm sẽ không chỉ lưu lại trên da mà còn có thể ngấm vào máu gây ảnh hưởng tiêu cực ở bên trong cơ thể.
Có hại nhưng nhiều cầu thủ vẫn xăm
Mặc dù hình xăm rõ ràng là có hại cho sức khỏe nhưng các cầu thủ vẫn xăm như thường. Theo ước tính, khoảng 50% cầu thủ có hình xăm trên người.
Các ngôi sao hàng đầu thế giới hiện nay xăm mình có thể kể đến như Neymar, Ibrahimovic, Sterling, Daniel Alves ngay cả cầu thủ vừa giành giải FIFA the Best Lionel Messi cũng xăm kín tay và chân.
Trong khi đó, cơ chế quản lý cầu thủ của các câu lạc bộ còn rất khác nhau với vấn đề xăm mình. Ở Đức, việc cầu thủ xăm mình là tối kị. Câu chuyện nổi tiếng nhất chính là việc CLB Frankfurt thanh lý hợp đồng với hậu vệ Guillermo Varela mượn từ Man United vì cầu thủ này tự ý đi xăm mình khi CLB đã có lệnh cấm.
Giám đốc thể thao của CLB Frankfurt - Fredi Bobic cho biết:
"Chúng tôi không thể chấp nhận một cầu thủ cố tình phớt lờ cảnh báo của HLV và bác sĩ đội nhà để cố đi xăm hình lấy được”.
Tại Ý, ông chủ cũ của AC Milan - Silvio Berlusconi đã mua lại CLB Monza thi đấu ở Series C và yêu cầu tất cả các cầu thủ của CLB này phải giữ gìn hình ảnh trong đó cấm việc xăm mình.
C. Ronaldo là một trong số những cầu thủ kiên quyết không xăm mình. Lí do của CR7 chính là anh sợ xăm mình sẽ ảnh hưởng đến việc thường xuyên đi hiến máu của anh.