Thể Thao 247 - Chủ tịch Kim Jong Un được biết tới là fan cuồng nhiệt của trái bóng tròn và một CĐV trung thành thành của MU. Chủ tịch Triều Tiên luôn ấp ủ kỳ vọng đưa bóng đá nước nhà vươn tầm thế giới.
Video: Nước mắt của Jong Tae Se ở World Cup 2010
>> Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh
>> Vô địch NHA không cần người Pháp, Liverpool làm được không?
Cả thế giới đang dồn mọi sự chú ý đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Chủ tịch Kim Jong Un và thủ tướng Donald Trump là hai nhân vật được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đến trường quốc tế hiện nay. Chủ tịch Triều Tiên luôn được biết tới là một fan cuồng nhiệt của trái bóng tròn cũng như CLB Manchester United. Kim Jong Un cũng cho thấy những sự quan tâm đặc biệt đến việc phát triển bóng đá ở đất nước mình.
Bóng đá - tình yêu và nhiệm vụ
Tình yêu bóng đá ở đất nước tương đối kín tiếng như Triều Tiên là không hề nhỏ cho dù những hình ảnh về họ không nhiều. Họ từng gây sốc ghi khi loại Italia khỏi World Cup và ắt hẳn không ai có thể quên được hình ảnh những giọt nước mắt lăn dài trên khuôn mặt của Jong Tae Se ở World Cup 2010. Còn với người Lãnh đạo cao nhất Triều Tiên thì luôn được biết tới là một fan VIP của CLB Man United.
Trong một bức thư với nhan đề "Mở ra thế hệ vàng trong việc xây dựng sức mạnh thể thao, dựa trên tinh thần cách mạng của Peaktu", ông Kim Jong Un nhấn mạnh: "Thể thao đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng, cùng cố sức mạnh của quốc gia và tiếp thêm ánh sáng vào uy tín, danh dự của quốc gia, truyền niềm cảm hứng cho mọi người với niềm tự hào dân tộc và góp phần xây dựng xã hội với khí phách cách mạng".
Đất nước Việt Nam chúng ta cũng hiểu rõ sức mạnh của thể thao nói chung và bóng đá nói riêng. Hình ảnh những bóng đá Việt Nam vươn tầm châu Á đã tác động thế nào đến cộng đồng trong nước và cả quốc tế một cách mạnh mẽ. Chủ tịch Kim Jong Un cũng hiểu rõ điều đó. Từ tình yêu, ông đi tới những hành động và rồi người ta thấy HLV nước ngoài đầu tiên trong lịch sử Triều Tiên, Jorn Anderson.
Những trường học ở Bình Nhưỡng được yêu cầu phải có một đội bóng đá riêng cả nam lẫn nữ để từ đó các tuyển trạch viên của Triều Tiên có thể tìm kiếm tài năng. Thậm chí những trường học còn đầy ắp những quyển sách, tạp chí về bóng đá. Những lý thuyết về môn thể thao vua cũng đã được đưa vào giảng dạy ở một số trường.
Hướng tới những "Messi Triều Tiên"
Khi mà để Jorn Anderson dẫn dắt ĐTQG, đó là điều cho thấy tư duy của những nhà lãnh đạo Triều Tiên đã cởi mở hơn, khát khao hơn. Không những vậy, chủ tịch Kim Jong Un còn đang dần mở cửa bóng đá với thế giới. Ông tìm đường để đưa những ngôi sao nước này ra nước ngoài tập luyện và thi đấu.
Theo The Sun, thượng nghị sĩ Italia Antonio Razzi chính là người giới thiệu để chủ tịch Kim Jong Un ký thỏa thuận đào tạo với trung tâm ISM. Theo đó, sẽ có hàng chục cầu thủ trẻ của bóng đá Triều Tiên đã được gửi tới đào tạo ở trung tâm này.
Chia sẻ về Kim Jong Un, thượng nghị sĩ Antonio Razzi cho biết: "Chủ tịch Kim Jong Un là người hay cười. Ông ấy thích bóng đá và đã gửi nhiều cầu thủ trẻ đến học viện. Việc Chủ tịch Triều Tiên sẵn lòng đưa các cầu thủ trẻ ra nước ngoài tập luyện cho thấy thiện chí của họ. Bóng đá Triều Tiên cũng có nhiều cầu thủ rất tiềm năng.
Hiện nay, chúng ta thấy Han Kwang Song sau khi tốt nghiệp lò ISM đã lọt vào tầm ngắm của CLB Cagliari. Sau đó, tiền đạo sinh năm 1998 thi đấu cho Perugia ở giải hạng 2 Italia. Một tài năng khác là Choe Song Hyok thậm chí đã được tập luyện ở Fiorentina rồi cũng chuyển sang chơi ở hạng 2.
Chủ tịch Kim Jong Un và bóng đá Triều Tiên đã và đang cho thấy những hướng đi thực sự đúng đắn để hướng tới những bước chuyển mình thực sự. Họ đang đầu tư cho một lứa thế hệ trẻ mà tương lai sẽ giúp ĐTQG nước nhà gặt hái những thành công trên thế giới. Có thể hiện tại Triều Tiên chưa có được kết quả đáng nói nhưng những kỳ vọng về việc đất nước sẽ sản sinh ra những tài năng bóng đá là không hề nhỏ.