Quảng cáo

Kinh nghiệm để đời cho người mới học lái xe số sàn

Hoàng Hiệp Hoàng Hiệp
Thứ tư, 21/10/2020 14:17 PM (GMT+7)
A A+

Xe số sàn được sử dụng khá phổ biến tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên những người mới thường khó làm quen với loại xe này. Dưới đây là tổng hợp những điều cần biết về xe số sàn mà lái xe mới cần biết.

XE SỐ SÀN LÀ GÌ?

Xe số sàn là loại xe hơi mà người lái phải trực tiếp điều khiển cần số bằng tay. Loại này còn được gọi là xe số tay, tiếng Anh là Manual Transmission (MT). Dùng thuật ngữ như vậy là để phân biệt với loại xe số tự động (Auto Transmission - AT), là loại tự động tăng giảm số phù hợp với tốc độ và tải trọng.

Xe số sàn

Về cách thao tác, có thể so sánh với xe hơi số sàn giống như xe mô tô phân khối lớn. Cả 2 đều phải thao tác phối hợp nhịp nhàng giữa côn, số, và ga. Còn xe ô tô số tự động thì cũng như xe máy tự động vậy, chỉ tăng ga là xe chạy, nhả ga và đạp phanh là xe chậm lại.

SO SÁNH XE SỐ SÀN VÀ XE SỐ TỰ ĐỘNG

 

Hộp số tự động dễ sử dụng hơn

Với việc chỉ có chân ga và chân phanh, các thao tác đối với hộp số tự động ít công đoạn hơn, bạn không cần e ngại vấn đề lo nghĩ sợ vào sai vị trí số hay sợ chết máy giữa đường. Mọi việc liên quan đến ngắt ly hợp, lựa chọn các cấp số sẽ được hệ thống cơ khí và điện tử điều khiển.

Hộp số sàn và hộp số tự động

Số sàn lái bằng 2 chân với số tự động lái bằng 1 chân

Với xe số sàn: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái đạp côn

Với xe số tự động: Chân phải đạp phanh, ga. Chân trái không sử dụng

Theo các chuyên gia kinh nghiệm về lái xe ô tô cho biết cách xử lý tình huống đối với xe số sàn khó dừng xe hơn. Mặt khác lái xe tự động bằng 2 chân chỉ dùng cho các tay đua hay những người chuyên off-road để tận dụng sức kéo của động cơ.

Số sàn có chân côn còn số tự động thì không

Một trong 6 điểm khác biệt lớn giữa xe số sàn và số tự động nằm ở chân côn một bộ phận ngắt kết nối giữa trục sơ cấp và thứ cấp của hộp số để giúp lái xe sang số.

Với thiết kế xe số tự động, chân côn được thiết kế” tự động”. Điều này có nghĩa là lái xe sẽ không cần sử dụng đến chân côn. Các bộ phận còn lại chỉ là còn chân phanh và chân ga.

Thiết kế cần số

Đa số cần số sàn chỉ có một kiểu với các vị trí đẩy số. Trong khi đó, đối với số xe tự động, do liên kết điện tử với hộp số nên nhà sản xuất có thể là dạng gần giống số sàn, dạng tròn hay có thể gắn trên vô lăng.

Hộp số sàn rẻ hơn

Với cùng một mẫu xe, các hộp số tự động thường có giá đắt hơn từ 1000 đến 3000 USD.

Hộp số sàn cho niềm đam mê tốc độ, với những quy định tại việt nam chẳng bao giờ bạn có cơ hội để thử tốc độ tối đa của một chiếc xe, dù dung tích xe bạn có cao đến đâu bởi pháp luật chỉ cho phép tốc độ tối đa là 120km/h.

Do đó khó có thể biết bạn đạt được tốc độ nhanh bao nhiêu với hộp số sàn hay hộp số tự động.

Với hộp số tự động nhu cầu của nó đáp ứng hầu như là cần thiết, về sự thay đổi lực kéo và tốc độ, mang lại cảm giác bốc hơn. Trong khi đó, không phải hộp số tự động nào cũng làm được việc đấy.

ƯU ĐIỂM CỦA XE SỐ SÀN

Tiết kiệm nhiên liệu hơn hộp số tự động, xe hơi số sàn giá thành rẻ hơn so với các loại hộp số khác.

Hộp số trên xe số sàn

Bảo trì, bảo dưỡng thường dễ dàng và ít tốn kém chi phí.

Giúp người lái kiểm soát xe tốt hơn trong nhiều tình huống.

Việc sử dụng nhiều thao tác điều khiển côn, số nó tạo được cảm giác thú vị hơn khi chạy xe, giảm những tình trạng chán đến buồn ngủ.

NHƯỢC ĐIỂM CỦA XE SỐ SÀN

Việc điều khiển và xử lý tình huống khó khăn hơn đối với hộp số tự động.Với những tay lái yếu sẽ tạo cảm giác căng thẳng khi vừa phải  tập trung quan sát vừa phải thực hiện các thao tác của hộp số.

Nhược điểm của xe số sàn

Gây khó chịu đối với các đoạn đường đông dân, kẹt xe với nhiều thao tác cộng thêm rà côn để giữ cho xe không bị tắt máy.

Gây mệt mỏi khi di chuyển quãng đời quá dài khiến chân đạp có cảm giác mệt mỏi, đau nhức.

KINH NGHIỆM LÁI XE SỐ SÀN CHO NGƯỜI MỚI

 

Bước 1: Làm quen và định vị chân côn

Đối với những người mới học lái hoặc lần đầu ngồi sau vô lăng của các xe số sàn, việc phối hợp chân ga, chân phanh, chân côn rất quan trọng.

Khác với người điều khiển xe hơi số tự động người điều khiển số sàn cần 1 lúc 2 chân, chân trái để ở bàn đạp côn để đạp và nhả côn, chân côn được bố trí vị trước của chân người lái và nằm bên phải chân phanh.

Bên cạnh đó chân phải dùng để phối hợp giữa chân phanh và chân ga.

Làm quen và định vị chân côn chuẩn xác khi học lái xe số sàn.

Bước 2: Điều khiển hộp số

Hệ thống chân côn, chân phanh, chân ga có liên quan mật thiết tới hợp số trước khi lái cần làm quen với sơ đồ đánh số, sơ đồ chuyển số phụ thuộc vào từng loại sơ đồ này được vẽ trên cần gạt số, sơ đồ thường có hình chữ H, hầu hết các mẫu xe hơi số sàn hiện nay thường được trang bị hộp số 6 cấp khác nhau.

Bước 3: Khởi động và điều khiển xe di chuyển

Bước tiếp theo người lái sẽ khởi động và điều khiển xe di chuyển theo hướng lái đã được xác định, 1 lưu ý nhỏ cho người lái xe hơi vào buổi sáng nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành tránh động cơ bị ăn mòn và hư hỏng sau khoảng thời gian dài không vận hành.

Tiếp theo để di chuyển xe chuyển động về phía trước người lái xe cần đạp hết chân côn, chân phanh đưa cần số về vị trí số 1 chuyển từ chân phanh qua chân ga mở nhẹ côn từ từ cho xe chuyển động về hướng phía trước đã xác định

Quá trình phối hợp giữa chân ga và chân côn là 1 quá trình không đơn giản với những người mới làm quen xe số sàn.

Khởi động và điều khiển xe di chuyển

Nếu nhả chân côn quá nhanh xe sẽ chết máy đồng thời nhả chân côn quá chậm và vào chân ga quá nhanh thì ống xả của xe sẽ phát ra tiếng nổ lớn và ảnh hưởng đến động cơ, chính vì vậy cần phối hợp nhịp nhàng giữa 2 động tác này.

Bước 4: Chuyển số và tăng tốc

Khi xe đã chuyển động người lái xe muốn tăng tốc có thể tác động 1 lực trực tiếp vào chân ga khi nghe tiếng ga kêu lớn động cơ nằm ở 2000 rpm/phút thì cứ việc đạp hết hành trình của côn chuyển về số 2.

Một lưu ý nhỏ là các lái xe không nên đạp lên chân côn khi không cần thiết, bên cạnh đó cần thực hiện động tác “côn ra ga vào” tức là giảm ga cắt côn nhanh sang số và nhả côn từ từ kết hợp tăng ga sẽ giúp côn xe không bị mài mòn, khỏe hơn tránh tình trạng ì máy.

Khi chiếc xe đã vận hành mượt mà trên đường chúng ta cần lập lại quy trình sang số cao hơn để tăng tốc di chuyển của xe.

Khi xe đã có một quán tính nhất đinh, tài xế mới bắt đầu chuyển số và tăng tốc

Theo các chuyên gia hướng dẫn vận tốc phù hợp cho từng cấp số như sau:

Số 1 – từ 5-10km/h

Số 2 - từ 10 – 15km/h

Số 3 - từ 15 – 30km/h

Số 4 - từ 35 – 40km/h

Số 5 - từ 45km/h trở lên

Để thực hiện quá trình lùi xe cần thực hiện thao tác chuyển số, đặc biệt cần số cần chuyển về số R đồng thời phối hợp nhịp nhàng giữa chân phanh và chân côn để điều chỉnh tốc độ lùi của xe.

Bước 5: Giảm tốc độ và dừng xe

Khi xe đang di chuyển với tốc độ ổn định bạn muốn giảm tốc độ thì người lái xe phải chuyển số theo quy trình ngược lại.

Lưu ý: khi tăng số có thể tăng số theo thứ tự từ thấp đến cao khi giảm số bạn cần phụ thuộc vào tốc độ. Trường hợp cần đỗ xe tại 1 địa điểm nào đó trong khoảng thời gian khá lâu cách tốt nhất nên đưa cần số về số N sau đó buông trái ra khỏi bàn đạp côn và kéo thắng tay đề đảm bảo an toàn tránh trường hợp xe bị trượt dốc.

Tổng hợp

>> Kinh nghiệm lái xe số sàn an toàn: 5 điều cấm kỵ cần lưu ý

Quảng cáo
Xe số sàn Kinh nghiệm lái xe số sàn Học lái xe số sàn
Xem thêm