Có những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng khi gặp sự cố, nó có thể lấy đi mạng sống của tài xế.
Thắt dây an toàn không đúng cách
Dây an toàn làm tăng đến 50% khả năng tránh tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng trong một vụ tai nạn và giảm thiểu hơn 30 lần nguy cơ bạn bị văng ra khỏi xe trong vụ tai nạn.
Thắt dây an toàn không đúng cách cũng tồi tệ như vậy. Bài test của các cơ quan an toàn giao thông đã minh họa những hậu quả của việc đeo dây an toàn dưới cánh tay của bạn. Tại điểm va chạm, mô hình thử nghiệm không được giữ cố định và đầu bị đập vào bảng điều khiển.
Không chỉ gây ra chấn thương đầu, dây an toàn được đặt không đúng cách cũng tác dụng lực lớn vào vùng bụng và xương sườn dễ bị tổn thương, dẫn đến chấn thương bên trong.
Dây đai an toàn giúp giữ bạn tại khoảng cách an toàn với túi khí. Trong trường hợp va chạm trực diện, hành khách không được kiềm cố định có thể va đập vào túi khí, gây ra những chấn thương ở cổ và các phần trên cơ thể nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, hãy đeo dây an toàn một cách chính xác mỗi khi bạn lên xe.
Đặt chân lên bảng điều khiển
Tất cả các xe mới và nhiều xe cũ đều có túi khí được giấu ở bảng điều khiển ngay trước mặt hành khách ghế trước để ngăn hành khách tác động tới bảng điều khiển. Nhưng nếu bạn đặt chân lên bảng điều khiển trong suốt vụ va chạm, túi khí có thể đẩy chân bạn lên trước hoặc về sau với tốc độ hơn 320km/h.
Thậm chí xe bạn không có túi khí, chân hành khách nâng cao có thể làm cơ thể trượt bên dưới dây an toàn khiến các cơ quan nội tạng chịu tác động. Dù là trường hợp nào, hậu quả cũng sẽ là một vết thương rách ruột, cột sống, chân và mặt và nghiêm trọng hơn là nguy cơ tử vong. Hãy nhớ luôn đặt chân dưới sàn xe khi ngồi trên xe.
Đặt tay không đúng chỗ
Tài xế cũng đối diện với nguy cơ nguy hiểm với túi khí nếu ngồi không đúng vị trí. Để một tay bắc ngang qua tay lái và lái bằng 1 tay còn lại có thể rất nguy hiểm trong trường hợp túi khí hoạt động. Nếu điều đó xảy ra, tay tài xế có thể bị thổi mạnh lên trên đập vào trần xe, gây ra chấn thương ở tay hoặc mặt. Luôn luôn giữ tay trên tay lái ở đâu đó giữa vị trí 0.25 đến 3 hoặc 10 đến 2.
Để đồ đạc lộn xộn
Mô hình máy tính đã chứng minh một hạt cát bay vào Trái Đất với tốc độ gấp 100 lần tốc độ ánh sáng có thể phá hủy toàn bộ hành tinh. Điều này cho thấy các vật thể vô hại có thể trở nên rất nguy hiểm.
Những vật nào không được cố định trong khi lái đều có khả năng bay trong khoang lái, bao gồm cả thú cưng. Những chú chó thả tự do nặng hàng kg có thể cực kỳ nguy hiểm với những hành khách trên xe và cả tính mạng của chúng. Một trường hợp đáng tiếc như vậy đã xảy ra tại Tây Ban Nha khi một bé gái mới biết đi tử vong vì máy tính bảng thả lỏng trong xe đập vào mặt bé trong vụ va chạm.
Thậm chí, hộp khăn giấy 250g ở kệ sau cũng sẽ bay với tốc độ tên lửa trong trường hợp va chạm tốc độ cao, vì vậy hãy đảm bảo bạn không bao giờ để vật phẩm, đặc biệt là các vật nặng và không an toàn khi đi du lịch. Điều đó cũng giúp xe bạn gọn gàng và ngăn nắp hơn.
Lái quá chậm
Lái xe quá nhanh thường sẽ bị nguyền rủa khi tham gia giao thông nhưng lái quá chậm cũng có thể gây ra những vụ va chạm nghiêm trọng.
Một nghiên cứu được tiến hành vào những năm 1950 và những nghiên cứu lập lại sau đó tiết lộ rằng mức độ nghiêm trọng của vụ va chạm có liên quan mật thiết tới sự chênh lệch tốc độ giữa các xe hơn là do các xe chạy ở tốc độ cao.
Lái xe trong khi mệt mỏi và căng thẳng
Nghiên cứu chỉ ra rằng việc các tài xế mệt mỏi khi lái xe cũng nguy hiểm như khi uống rượu bia. Những tài xế mệt mỏi có thể dẫn tới việc ngủ gật khi lái còn những tài xế căng thẳng thường sẽ bị kích động hoặc nổi điên trên đường và dẫn đến những hành động nguy hiểm.
Vượt đèn đỏ và tăng tốc là những hành động phổ biến của những người lái xe giận dữ, có thể gây ra thiệt hại về của và nguy hiểm đến tính mạng. Hãy chỉ lái xe khi bạn tỉnh táo và có thể tập trung hoàn toàn.
Đèn sáng trong xe vào ban đêm
Việc mở đèn trong xe vào ban đêm có thể gây nhiều nguy hiểm hơn. Đèn sáng trong xe làm giảm tầm nhìn của tài xế với các vật xung quanh. Điều đó làm cho họ không nhận ra tín hiệu cảnh báo của các vùng động vật hoang dã hay các vùng nguy hiểm khác.
Hoạt động của các hành khách trong xe cũng gây sao nhãng cho tài xế và việc mở đèn cũng gây ra hậu quả tương tự. Vì vậy, khi lái xe vào ban đêm, tắt đèn trong khoang lái hoặc chỉ mở ánh sáng nhỏ khi ai đó muốn xem bản đồ hoặc những thông tin cần thiết.
tổng hợp
>>Xem thêm: 4 nguyên tắc “sống còn” tài xế mới cần nắm vững
>>Xem thêm: Kinh nghiệm lái xe an toàn vào ban đêm: 6 điều tuyệt đối lưu ý