Đến Anh du lịch, không thể không ghé thăm các sân vận động nổi tiếng này!
Tháng 5-6 vừa qua, tôi có dịp đi du lịch ở Anh, và dĩ nhiên, với một người có thâm niên coi bóng đá như tôi sẽ không bỏ qua dịp ghé thăm các sân nhà của những đội bóng nổi tiếng. Có thể nói, văn hoá ở Anh gắn liền với bóng đá – bia – âm nhạc – thiên nhiên và bảo tàng. Đất nước này có rất nhiều CLB bóng đá, bảo tồn thiên nhiên tốt, nhiều bảo tàng thú vị và uống bia, nghe nhạc là hoạt động thường thấy nhất vào cuối ngày hoặc cuối tuần.
Tuy nhiên, đó là lúc mùa giải ngoại hạng Anh (EPL) đã kết thúc rồi nên tôi không thể tham gia các hoạt động stadium tour, trừ Anfield. Mục tiêu của tôi là chứng kiến Liverpool đoạt cúp. Vì thế, tôi đến Liverpool vào một ngày đầy nắng giữa tháng 5, trước trận cuối cùng vòng 38 với Wolverhampton.
Vừa rời khỏi ga Liverpool Lime Street là tôi đã cảm nhận được sự yêu thích đối với thành phố này, bởi tình yêu với CLB Liverpool (LFC) từ 20 năm nay. Một cảm giác khó tả, vừa háo hức, vừa cảm thấy thân quen dù là lần đầu tiên đến đây. Ngay buổi sáng đầu tiên, tôi chọn đến Anfield ngay sau khi gửi hành lý ở khách sạn.
Liverpool Lime Street là nhà ga ngay trung tâm TP
Gần Lime Street là Queen Square bus station. Xe số 17 đi đến Anfield, xe thả bạn ngay trước cổng sân luôn.
Những con đường quanh Anfield không quá rộng, nhưng lượng xe lưu thông ít nên rất thoải mái.
Quán pub The twelfth man – nơi Carragher từng ngồi livestream bình luận một trận đấu của LFC
William Hill ở khắp nơi
Xe bus sẽ dừng ở ngay cổng Paisley
Từ cổng nhìn vào là thấy khán đài the Kop và tượng của huyền thoại Bill Shankly
Ai đến Anfield mà chẳng chụp hình với Bill
Lối vào khán đài chính
Khu vực tưởng niệm thảm hoạ Hillsborough năm 1989 bên dưới khán đài chính
Luôn có hoa, khăn, gấu bông dành cho 96 nạn nhân của Hillsborough
Phía cuối khán đài chính là lối ra vào của cầu thủ
Superstore ở phía trước sân Anfiled, nằm tách biệt bên ngoài là store lớn nhất ở Liverpool (vẫn còn 2 official store ở ngay trung tâm: Wiliamson Square và TTTM Liverpool ONE)
Bức tường rất đẹp để chụp ảnh
Phòng họp báo trước trận đấu
Toàn cảnh bên trong sân Anfield. Tôi đang đứng ở khán đài chính. Đối diện là khán đài Sir Kenny Dalglish. Bên phải là khán đài The Kop, bên trái là khán đài Anfield Road.
Bên trong Liverpool Museum là trưng bày các hiện vật và thông tin liên quan đến CLB
Kỷ niệm đầu tiên ở đất Anh là khi tôi nhập cảnh, chú hải quan có vẻ vui và ngạc nhiên khi có một cô gái người châu Á, bé nhỏ bảo là đến Anh du lịch vì yêu Liverpool. Lúc Liverpool chiến đấu ngoan cường với đội bóng xứ Catalan, tôi đang trên máy bay, vì thế ôg vui vẻ thông báo “Liverpool thắng Barcelona 4-0 đó”, mà tôi cứ ngỡ mình nghe nhầm vì chưa kịp hoà nhập với tiếng Anh của người bản địa. Tôi chỉ kịp hỏi ông “Vậy chúng ta vào chung kết ư?” trước khi bước qua quầy thủ tục. LFC đoạt cúp UCL và tôi may mắn được hoà mình vào không khi đi bão của người dân và du khách ở Liverpool vào chiều ngày 2/6.
Xe bus chở cầu thủ và cúp
Ngôi nhà của người hàng xóm Everton – Goodison Park, chỉ cách Anfield công viên Stanley Park. Đây là một công viên lớn, có bãi cỏ rộng, nhiều cây và khu vui chơi cho trẻ em.
Một góc Stanley Park
Đi từ Anfield Road, xuyên qua một phần công viên, đến đường Walton bạn sẽ nhìn thấy cổng lớn của Goodison Park
Phía trước cổng của Everton cũng có bức tượng huyền thoại
Đó là William Ralph Dean – danh thủ người Anh đã chơi cho Everton giai đoạn 1925 – 1937
Trái với Anfield có màu sắc chủ đạo là đỏ, gạch cam đặc trưng và view thoáng đãng, thì Goodison Park có phần “kim loại” nhiều hơn, với màu xanh dương và trắng, cùng với vị trí nằm sát với khu dân cư, chỉ cách một con đường 2 làn xe.
Sau khi rời Liverpool, tôi đến Manchester, thành phố của 2 đội bóng đối thủ truyền kiếp của LFC, chỉ cách 1 giờ đi tàu. Chỉ là, Old Trafford với Etihad lại nằm ở 2 hướng khác nhau và cách nhau 4 dặm (khoảng 6.5km). Thời gian ở Manchester cộng với yếu tố đóng cửa sớm (17h) của các điểm tham quan ở Anh, khiến tôi chỉ có thể chọn Old Trafford.
Ở Manchester cũng như các thành phố lớn khác ở Anh, phương tiện di chuyển chính sẽ là bus và train. Từ trung tâm, bạn có thể đón bus số 250, 255, 256 đến Henry Street, đi bộ thêm khoảng 700m là đến cổng sân.
Sân Old Trafford lại có kiến trúc thiên về kính và sắt thép. Cá nhân tôi nghĩ OT rộng lớn hơn, nhưng nhìn không đẹp và ấm cúng như Anfield.
Megastore nằm ngay trong phần sân chính, dưới khán đài East. Bên trên là tượng của Sir Matt Busby
Bên ngoài sân là khu vực rộng lớn, chắc bình thường sẽ tổ chức hoạt động cho fan.
Toàn cảnh “nhà hát của những giấc mơ” nhìn từ đối diện
Trước mặt chính của sân là tượng bộ 3 huyền thoại của MU là The United Trinity (Best. Law, Charlton)
Khán đài Sir Alex Ferguson nhìn từ bên ngoài. Đối diện khán đài Sir AF là khán đài Sir Bobby Charlton
Ở Manchester còn có National Football Museum, với giá vé là £10, có nhiều thông tin bổ ích về bóng đá Anh và thế giới, nhiều trò chơi tương tác thú vị, vui vẻ. Nếu có dịp bạn cũng nên đến tham quan.
Bảo tàng National footbal là toà nhà có kiến trúc hiện đại và độc đáo
Điểm dừng chân tiếp theo trong hành trình của tôi là TP trên sông Tyne – Newcastle upon Tyne. Vậy nên, không thể nào không ghé qua St James’s Park – sân nhà của đội bóng từng có Alan Shearer và Micheal Owen.
Sân nhà của “Chích Choè” có khán đài chính là Milburn, đối diện là East stand và 2 bên là khán đài Gallowgate và Leazes. Về kiến trúc, sân có thiết kế khung thép, kết hợp với kính, và gạch màu kem là chủ đạo. Màu hơi buồn, nhưng nhìn mới chứ không xuống cấp tí nào.
Góc giao giữa 2 khán đài Milburn và Gallowgate
Trước lối vào khán đài Milburn là tượng của Sir Bobby Robson
và một con đường để xe chạy, đây là lối vào của nhân viên và cầu thủ
Cổng chính của St James’s Park, trên đường Barrack Road
Store của CLB nằm ở phía khán đài Gallowgate, bên trái cổng và khán đài chính
Bên ngoài sân còn có tượng cầu thủ nổi tiếng Alan Shearer
Từ Newcastle, tôi “trôi” lên Edinburg (Scotland) và có dịp ghé qua Glasgow, theo đuổi đến cùng ông HLV Steven Gerrard của Rangers FC. Nhưng thật ra vì mùa giải Scottish Premier Laegue đã kết thúc từ cuối tuần nên ở sân không có hoạt động gì, và còn thay lại mặt cỏ sân, còn ông HLV về lại Anh rồi.
Sân Ibrox cũng dùng gạch cam như Anfield nhưng có màu xanh dương chủ đạo
Mặt chính lối vào sân Ibrox, có logo và tên CLB
Fan treo hình của Steven Gerrard trên cổng
Cũng có store chính hãng và đa dạng mặt hàng
Hành trình tiếp theo, tôi quay về London. Thủ đô nước Anh không chỉ là thành phố đậm văn hoá và có bề dày lịch sử, mà còn sở hữu nhiều đội bóng nhất. Quen thuộc với khán giả VN có thể kể đến Pháo thủ Arsenal, Chelsea, Tottenham, Fulham, West Ham, Queen Park Rangers. Tiếc là thời gian ở London không nhiều mà lại nhiều việc, nên tôi chỉ kịp ghé qua Stamford Bridge.
Bạn đi tàu điện ngầm đến ga Fulham Broadway, đi bộ khoảng 5 phút là thấy cổng sân
Sân Stamford Bridge nhìn từ bên ngoài
Đầu tiên sẽ thấy khu vực này (để chụp hình)
Đối diện là bảng tên sân
Mặt tiền sân
Tượng của Peter Osgood và bảng thành tích của The Blues
Trên tường rào có những hình ảnh và thông tin các cầu thủ nổi tiếng của CLB, cùng lối đi quanh sân
Thủ môn Petr Cech mà nhiều người Việt rất quen thuộc và hâm mộ
Vì sân Stamford Bridge được bao bọc bởi một tường rào nên khó chụp ảnh toàn cảnh sân. Nghe nói, CLB đang nộp đơn lên thành phố để sửa chữa, nâng cấp sân. Mong là lần sau sẽ được chứng kiến diện mạo mới home of Chelsea.
Nếu có cơ hội đến nước Anh, bạn nên chọn đi vào mùa xuân hoặc thu, vì khi đó thời gian ban ngày dài, thời tiết cũng không quá khắc nghiệt, và quan trọng là, các CLB đang trong mùa giải, nên sẽ có nhiều hoạt động ở sân hơn, đi stadium tour cũng thú vị hơn.
Những hình ảnh này được thực hiện vào tháng 5/2019, với thiết bị Realme 3 và iPhone XS Max.
Realme 3 trang bị màn hình 6,22 inch, độ phân giải HD+ (1.520 x 720 pixel) với thiết kế "giọt sương" rất quen thuộc. Máy có cấu hình chuẩn với vi xử lý Helio P60, RAM 3GB/4GB, bộ nhớ ROM 32GB/64GB. Realme 3 còn sở hữu camera kép 13+2 megapixel, f/1.8 (camera thứ 2 để đo độ sâu trường ảnh), thêm các tính năng chụp đêm Nightscape và tăng màu sắc, cải thiện dải tương phản động Chroma Boost (màu sắc mê hoặc). Camera trước 13MP có beauty AI 2.0. Pin của Realme 3 gây ấn tượng với dung lượng cao – 4.230 mAh. Máy cài đặt sẵn hệ điều hành Android 9.0 Pie với bộ giao diện riêng ColorOS 6. Đặc biệt, Realme 3 có thiết kế đẹp và xu hướng với màu sắc chuyển động gradient bắt mắt, xanh phá cách, đen mạnh mẽ. Tham khảo thêm về Realme 3 tại https://www.realme.com/vn/realme3 |
- Sự kiện WWDC 2024 của Apple: iOS 18 và công nghệ AI sẽ là tâm điểm
- Sony ấp ủ kế hoạch đưa nền tảng PlayStation lên điện thoại di động
- Mục sở thị Microsoft Surface Pro mới: Sử dụng chip Snapdragon X, tích hợp sẵn AI
- Apple cần có lời giải thích về lỗi ảnh đã xóa bất ngờ 'hồi sinh'
- Intel Lunar Lake dự kiến sẽ ra mắt vào quý III/2024: Mạnh mẽ và tiết kiệm điện hơn
- Microsoft trình làng loạt máy tính cá nhân tích hợp sẵn AI
- Hậu vệ lập ‘hat-trick’, Barca thắng giòn giã Sao Đỏ Belgrade
- Hàng công im tiếng, Arsenal thất bại tối thiểu trước Inter
- Bayern Munich thắng tối thiểu Benfica trong thế trận một chiều
- Ghi bàn sớm, PSG vẫn thua ngược ở phút bù giờ
- Vỡ òa 90+5, Nam Định thắng ngược đầy cảm xúc ở Cúp C2 châu Á
- Thắng ấn tượng Thái Lan, Việt Nam hiên ngang vào bán kết
- Tiếp quản MU, HLV Ruben Amorim sẽ thanh lý luôn cầu thủ này!
- Nguyễn Thùy Linh gác vợt trước đối thủ kém gần 400 bậc ở Korea Masters 2024
- Amorim đánh bại Guardiola, MU bỗng vui lây?