Quảng cáo

3 cách giải tỏa stress cho nhân viên văn phòng

Author Thethao247.vn Lê Nhung - 09:40 22/04/2019 GMT+7
Thể Thao 247 - Bạn bè luôn bảo công việc của tôi nhàn nhã. Họ đâu biết tôi từng stress “nặng”. Để thoát khỏi nó, tôi đã mất hơn 3 tháng để học các phương pháp dưới đây.

Sắp xếp công việc khoa học

Bạn đã bao giờ cảm thấy stress khi công việc chất chồng như núi, làm mãi mà không xong chưa? Là nhân viên content, công việc đòi hỏi nhiều ý tưởng với KPI chỉ nhiều thêm lúc nào cũng khiến tôi cảm thấy nặng nề.

Tôi đã từng có thời gian không biết nên làm việc nào trước, việc nào sau, làm cái này rồi lại quên cái kia. Thay vì chỉ làm 8 tiếng ở văn phòng thì gần như hôm nào tôi cũng phải ôm laptop về giải quyết công việc đến tận nửa đêm mới xong.Tôi biết không ít bạn làm văn phòng gặp vấn đề tương tự như tôi bởi kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý thời gian yếu kém. Tìm hiểu những người thành đạt, tôi nhận ra chìa khóa thành công của họ chính là ở chỗ biết quản lý công việc thông minh. Chẳng hạn như V Crum III, CEO & sáng lập của Conscious Millionaires Institute luôn có mục đích và xây dựng kế hoạch làm việc 1 ngày rõ ràng. Ông lên danh sách những việc cần ưu tiên nhất trong ngày và giải quyết chúng gọn gàng trước khi ông bị xao nhãng vào mớ lộn xộn công việc khác.

Hay 2 vị tỷ phú thế giới Warren Buffett và Bill Gates dành nhiều thời gian nghỉ ngơi cho mình trong lúc làm việc. Họ thấy rằng, việc để não tự do đi lang thang sẽ giúp đạt được hiệu suất cao hơn là phủ kín chi tiết các kế hoạch trong từng giây từng phút. Biết được tầm quan trọng của việc quản lý công việc khoa học, tôi đã tự vẽ ra cho mình kế hoạch làm việc mỗi ngày. Buổi sáng đến văn phòng, thay vì đâm đầu vào làm việc ngay thì tôi bỏ ra 5 – 10 phút để ghi chép những công việc mình cần thực hiện, đặt giới hạn thời gian cho từng đầu việc.

Những bước quản lý công việc hiệu quả

Tôi đã học được nguyên tắc: làm việc khó nhất vào lúc minh mẫn nhất. Thời điểm vàng ấy phụ thuộc mỗi cá nhân. Như tôi là vào buổi sáng, và bạn thân tôi tại công ty là vào buổi chiều. Bởi vậy, buổi sáng tôi viết bài đăng báo, còn bạn ấy thì làm vào buổi chiều. Sau khi hoàn thành một công việc, tôi lấy bút đánh dấu tích bên cạnh, tự thưởng cho mình 10 – 15 phút thư giãn trước khi bắt tay vào công việc mới. Trong thời gian làm việc, tôi tắt các tab facebook, zalo để tránh bị xao nhãng, mất tập trung. Trừ trường hợp phải liên lạc trao đổi công việc thì mới sử dụng.

Kể từ khi sắp xếp cách làm việc khoa học, tôi thấy công việc của mình suôn sẻ, hoàn thành xong công việc chỉ trong 6-7 tiếng ở công ty. Tôi nghĩ phần lớn các các công ty thường xuyên yêu cầu nhân viên tăng ca một mặt bởi dự án quá nhiều, mặt khác do nhân viên công ty đó gặp vấn đề trong việc quản lý công việc khiến công việc bị dồn ứ, tồn đọng. Buổi tối thay vì ngồi cặm cụi bên máy tính làm việc như trước đây thì tôi đã có thời gian nghỉ ngơi, trà chanh chém gió bạn bè, đọc cuốn sách yêu thích...

Hãy coi sếp như người bạn lớn

Mặc dù rõ ràng biết sếp chẳng “ăn thịt” mình nhưng không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người mang tâm lý “sợ sếp”. Bất cứ sếp nói gì cũng là “thánh chỉ”, mình chỉ biết dạ dạ vâng vâng, không hiểu cũng chả dám hỏi vì sợ bị cười nhạo, sợ bị chê ngu dốt. Có lần, tôi được giao nhiệm vụ xây dựng các ý tưởng nội dung cho sản phẩm ghế hội trường, một thứ lạ hoắc với tôi vì không có chút tri thức nào ngoài việc nó là cái ghế trong… hội trường. Và stress cũng từ đó sinh ra. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in bài viết đầu tay của mình bị phê bình tơi tả khi mắc hàng loạt lỗi: thiếu logic, kiến thức sai lệch, diễn đạt câu văn rườm rà... Sửa đi sửa lại đến lần thứ 7 mà vẫn không được duyệt khiến tôi mệt mỏi, căng thẳng, trong đầu cứ lởn vởn 2 từ “nghỉ việc”. Tự vấn bản thân, tôi nhận ra sai lầm lớn nhất của mình là giấu dốt và thụ động. Tôi hiểu rằng công ty nào cũng sẽ có vấn đề tương tự, nếu tôi nghỉ việc thì ở môi trường mới các vấn đề tồi tệ có thể sẽ tiếp tục lặp lại.

Thay vì trốn chạy, tôi học cách thay đổi, mạnh dạn hỏi những chỗ không hiểu, dám tranh luận với sếp về những vấn đề tôi cho rằng không hợp lý. Kể từ khi phá bỏ cái lớp áo rụt rè, im lặng, công việc của tôi tiến bộ nhanh chóng, những lỗi sai mắc phải cũng giảm đi rõ rệt.

Học cách trở thành bạn của sếp

Tôi biết ở đây nhiều người cũng đang mệt mỏi trong việc tìm ra lối thoát giải quyết công việc. Việc phân chia quá rõ ranh giới địa phận sếp – nhân viên vô hình chung khiến khoảng cách giữa bạn và sếp quá lớn, từ đó dẫn đến việc trao đổi, nói chuyện trở nên khó khăn. Theo quan sát của tôi, nhân viên chỉ biết ngoan ngoãn nghe lời chưa bao giờ được đánh giá cao. Tôi bắt gặp nhiều sếp đã phải bất lực khi nhân viên của mình im như tượng trong các cuộc thảo luận, cuộc họp mà không có bất cứ ý kiến gì dù đúng dù sai. Có 1 lời khuyên mà tôi muốn dành cho bạn, thay vì coi sếp là “ông kẹ” đáng sợ thì bạn hãy coi sếp là người bạn. Người bạn ở đây không phải là bạn cùng trang lứa mà là “người bạn lớn”.

Bạn có thể tranh luận với sếp nhưng cần dùng những từ ngữ, ngôn ngữ hình thể phù hợp, thể hiện sự tôn trọng sếp. Khi tranh luận bạn nên đưa ra những câu hỏi có đủ chủ vị, tránh gắt gỏng, chỉ trỏ tay chân, lườm nguýt...Hiểu rõ về tính cách “người bạn lớn” cũng là 1 trong những điều bắt buộc mà bạn cần biết để có cách cư xử phù hợp. Chẳng hạn, nếu ông sếp của bạn là người nóng tính thì đừng dại tranh cãi lúc họ đang bực tức, hãy đợi sếp dịu xuống rồi đưa ra ý kiến cũng không muộn.

Đề xuất ý kiến để có môi trường làm việc thoải mái

Thật khó để bắt nhân viên sáng tạo khi mà không gian làm việc chật chội, ngột ngạt. Tôi khó hiểu khi thấy anh chị đồng nghiệp có thể ngồi làm việc với những cái bàn cập kênh, mặt bàn bong tróc, đầy các vết bút bi, trầy xước trong suốt 1 thời gian dài mà không ai ý kiến thay bàn mới. Tôi đã đề xuất sếp vấn đề thay bàn làm việc trước cái nhìn ngạc nhiên của nhiều người. Sếp tôi ban đầu có vẻ hơi khó chịu nhưng sau buổi họp sếp vào văn phòng làm việc của nhân viên ngắm nghía rất lâu rồi quyết định chủ nhật các nam nhân viên đến kê bàn làm việc mới.

Ngồi làm việc bàn ghế rộng rãi giúp nhân viên làm việc thoải mái hơn

Tôi biết có đôi lúc bạn cho rằng mình chỉ là phận làm thuê, không nên đòi hỏi quá nhiều, sợ bị sếp trù dập. Nhưng theo tôi, việc đấu tranh để có môi trường làm việc thoải mái là hoàn toàn chính đáng bởi như vậy tốt cho cả 2 phía: nhân viên, công ty. Sở dĩ việc tôi đề xuất thay bàn mới thành công là bởi tôi hiểu rõ sếp là người biết lắng nghe, không bảo thủ, “kẹt sỉ”. Ngoài ra, bạn cần có những luận điểm đủ sắc sảo và thuyết phục, có tính khả thi.

Trong trường hợp trên, tôi phân tích cụ thể khó khăn nhân viên gặp phải khi ngồi làm việc ở bàn cũ, đồng thời chỉ rõ thứ công ty sẽ nhận được (hiệu suất công việc) khi mà thay bàn làm việc mới. Điều này đánh được vào tâm lý của sếp nên thúc đẩy hành động xảy ra. Tôi biết rằng việc đưa ra các đề xuất với sếp không hề dễ dàng. Thế nhưng suy cho cùng tôi nghĩ việc nói ra những vấn đề mình thấy bất hợp lý trong môi trường công ty sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc im lặng. Việc thuyết phục được lãnh đạo thay đổi là điều tốt nhất, ngược lại không thuyết phục được thì bạn cũng không mang trong mình sự hậm hực, bất mãn. Bạn của tôi, căng thẳng, stress đối với nhân viên văn phòng là chuyện không thể tránh. Thay vì ngồi đó than thở, kêu ca hay nghỉ việc thì tôi nghĩ bạn nên tìm ra cho mình những phương pháp đối phó phù hợp nhất.

Gợi ý cho độc giả:

Nội thất Đức Khang đang có chương trình khuyến mãi tặng thêm kệ để bàn khi mua bàn văn phòng.

Liên hệ: E-mail: [email protected] – Điện thoại: 0243-540-2270

Quảng cáo
Xem thêm