Quảng cáo

Ford Ranger đánh mất ngôi đầu phân khúc bán tải vào tay Mazda BT-50

Thứ tư, 23/05/2018 08:00 AM (GMT+7)
A A+

Thể Thao 247 - Trong tháng 4 vừa qua, chỉ có vỏn vẹn 73 xe Ranger được bán ra thị trường, trái với doanh số gần 1.400 xe hồi tháng 1 năm nay.

Liên tục trong các năm 2015, 2016 và 2017 Ranger luôn giữ vị trí ngôi đầu, bỏ xa các đối thủ. Lượng xe tiêu thụ trong từng tháng liên tục dao động ở mức từ 1.200 xe đến 1.300 xe, những con số mà các đối thủ luôn "mơ ước". Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi vào tháng 4 vừa qua, lượng xe Ranger bán ra thị trường bất ngờ tụt xuống chỉ còn 73 xe khiến nhiều hết sức bất ngờ và đưa ra thắc mắc về sự sụt giảm này.

Trong báo cáo bán hàng mà Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) công bố, sự thay đổi thứ hạng ở phân khúc bán tải đã làm nhiều người bất ngờ: Ford Ranger không còn là mẫu xe đứng đầu phân khúc mà thay vào đó là Mazda BT-50 (120 xe).

Theo lời một nhân viên tư vấn bán hàng tại một đại lý của Ford ở Hà Nội, lượng xe Ranger tiêu thụ trong các tháng đầu năm 2018 là xe tồn, Ranger phiên bản XLS số tự động thậm chí không có xe để bán. Không riêng gì Ford Ranger, một mẫu xe khác là Toyota Hillux cũng chung số phận khi tính từ đầu năm 2018 đến nay chỉ có 130 xe được bán ra thị trường, riêng tháng 4 chỉ có 2 xe được bán ra tại Việt Nam. Thậm chí, đã có mẫu xe phải tạm dừng bán ở Việt Nam, điển hình là Chevrolet Trax.

Lý do giải thích cho sự tụt giảm này là do Điều 6, mục 2 khoản a trong Nghị định 116 trở thành chướng ngại khiến Ranger cùng một số mẫu xe khác không thể vượt qua. Cụ thể:

- Khi tiến hành kiểm tra, thử nghiệm, doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cho cơ quan quản lý chất lượng các giấy tờ sau: Bản sao Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài; bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô; tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;

- Ô tô chưa qua sử dụng nhập khẩu phải được cơ quan quản lý chất lượng kiểm tra theo quy định đối với từng lô xe nhập khẩu. Mẫu ô tô đại diện cho từng kiểu loại ô tô trong lô xe nhập khẩu phải được kiểm tra, thử nghiệm về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật theo quy định. Trường hợp mẫu ô tô được kiểm tra, thử nghiệm không đáp ứng các quy định về khí thải và chất lượng an toàn kỹ thuật thì doanh nghiệp nhập khẩu phải tái xuất toàn bộ ô tô thuộc cùng kiểu loại trong lô xe nhập khẩu đó;



Theo yêu cầu mới, cung cấp cho các cơ quan chức năng bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô là việc làm rất khó khăn bởi loại giấy này chỉ cấp cho xe bán tại thị trường nội địa hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền ở nước sở tại không cấp loại giấy này.

Tiếp đó, thời gian để kiểm định một lô xe ô tô đạt các tiêu chuẩn về khí thải cũng như chất lượng an toàn kỹ thuật sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian giao xe cho khách hàng, thời gian chờ có thể lên đến 2 tháng. Do đó, nhà sản xuất sẽ phải tính toán lại các chi phí trước khi nhập xe về Việt Nam. Trước đây, khi một dòng xe (kiểu loại) được nhập về Việt Nam, cơ quan quản lý chỉ cần kiểm định một chiếc đầu tiên.

Tính từ đầu năm đến nay, chỉ có duy nhất Honda là nhà sản xuất đáp ứng được đầy đủ các điều khoản trong Nghị định 116/2017.

Author Thethao247.vn /
Quảng cáo
Ford Ranger Mazda BT-50 Toyota Hilux bán tải
Xem thêm