Điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe và đặc biệt là trời mưa bão luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm.
Tuy nhiên, cảm giác lái xe dưới trời mưa không những gây lo lắng mà còn mang lại cảm giác thú vị cho người ưa mạo hiểm, điều này tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ năng lái, sự chuẩn bị và khả năng thích nghi của từng tay lái. Dù thế nào đi chăng nữa thì việc trang bị tốt để đảm bảo an toàn và đối phó với những cơn mưa bất chợt ập đến là rất cần thiết.
Trước hết là hạn chế đi lại lúc trời mưa, tuy nhiên, đối với những nơi có mưa nhiều, bất chợt và thường xuyên như ở Việt Nam thì cách tốt nhất là bạn phải học cách thích nghi và ứng phó với bất kỳ rủi ro có thể xảy ra khi đi trên đường gặp mưa, đồng thời còn đảm bảo cho xe bạn vận hành bền lâu tránh hỏng hóc do nước mưa gây ra.
1. Che chắn và bảo vệ
Hầu hết tay lái đều thích sử dụng mũ bảo hiểm nửa đầu cho nhẹ nhàng và thoáng gió, tuy nhiên, dưới trời mưa gió, mũ bảo hiểm kín đầu sẽ hữu ích hơn rất nhiều, vì thế bạn đừng ngại sử dụng nó. Nếu mưa nặng hạt và có gió bão, loại mũ này sẽ bảo vệ bạn khỏi các chướng ngại vật có thể bay hoặc va đập vào mặt và mắt lúc đang chạy xe.
Lựa chọn quần áo mưa phù hợp cũng rất quan trọng, đặc biệt là lúc trời mưa to. Vì những vị trí hở như cổ tay, cổ áo và những đường may đều có thể bị nước mưa thấm vào. Thậm chí với áo mưa dày dặn và găng tay dài thì nước vẫn có thể chảy vào qua cổ áo và cổ tay. Vì vậy, với những chuyến đi dài, bạn cần phải trang bị tốt hơn để bảo vệ bản thân và an toàn cho xe.
2. Kiểm soát độ bám đường
Nước mưa sẽ làm cho mặt đường sạch hơn và ít ma sát hơn, nên xe bạn dễ bị trơn trượt và khả năng bám đường kém hơn bình thường. Nếu sau khi đi mưa trên mặt đường lầy lội, chiếc xe bạn cần phải được rửa sạch bùn đất bám trên bánh xe giúp bám đường tốt hơn.
Ngoài ra, nước mưa có thể làm cho mặt đường xấu đi, ghồ ghề hoặc tạo lớp mặt trơn trượt. Tùy thuộc vào khả năng quan sát và đánh giá mặt đường mà bạn có thể xử lý hiệu quả hơn khi vận hành trên đường lúc trời mưa.
Cách dễ dàng nhất để kiểm tra độ bám mặt đường cho chiếc xe của bạn đó là sử dụng phanh sau một cách cẩn thận và dứt khoát ở các điểm khóa bánh trên mặt đường. Không chỉ với lúc đường ướt mưa, mà cả với mặt đường khô ráo, bạn cũng nên kiểm tra phanh trước khi vận hành. Bạn phải phán đoán và đánh giá được khả năng và độ bám đường của xe với phanh sau.
Dễ nhận thấy nguy hiểm và rủi ro nhất là các đoạn đường đang sửa chữa, mặt vỉa hè vừa được lát, bề mặt bê tông sạch bóng hoặc mặt đường có dầu tràn, là những nơi mà bánh xe của bạn khó bám hơn. Tốt hơn hết, với mặt đường ướt mưa, bạn không nên chạy xe ở vận tốc cao, nên duy trì vận tốc vừa phải và quan sát cẩn thận để ứng phó tốt hơn với các chướng ngại vật bất ngờ. Nên thả lỏng cơ thế, không ghì quá mạnh vào tay lái, đồng thời sử dụng phanh liên tục để kiểm soát tốc độ. Tại các khúc cua nên giảm và tăng tốc từ từ.
Nhìn chung, với loại bánh xe được sản xuất chuyên dụng đi trên đường ướt mưa hoặc địa hình thì hiệu quả vận hành sẽ bị kém đi. Đối với lốp của xe mô tô thể thao có thể chất lượng hơn, hoặc lốp cao su mềm cũng giúp xe bám đường hiệu quả hơn là loại cao su cứng.
3. Quan sát và tầm nhìn
Thay vì sử dụng cần gạt nước, loại mũ bảo hiểm chống nước mưa Rain-X cũng giúp bạn không bị mờ đục vì nước mưa bám vào mặt nạ bảo vệ, đặc biệt khi xe vận hành ở tốc độ cao. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một số loại mũ bảo hiểm chống sương mù ở mặt trong khi chạy ở tốc độ thấp. Đặc biệt, là loại mũ có mặt nạ bảo vệ, mặc dù hơi cồng kềnh nhưng sẽ cực kỳ hữu ích khi chạy xe dưới trời mưa. Sử dụng loại kính mắt màu vàng hoặc cam cũng giúp bạn có tầm nhìn rõ hơn, đặc biệt đi ban ngày lúc trời mưa. Đối với loại mũ có mặt nạ, thì không nên lắp quá cao khiến bạn không quan sát được hoặc nên thay thế cái mới phù hợp hơn.
4. Giữ khoảng cách an toàn
Luôn duy trì khoảng cách an toàn với xe trước và sau. Theo thói quen, rất nhiều tài xế thường đi bám sát đuôi xe trước, vì thế khi xe trước báo rẽ hoặc dừng đột ngột sẽ xử lý không kịp. Một cách để người khác có thể thấy tín hiệu của bạn đó là vẫy tay, vì trong điều kiện trời mưa, có thể tay lái phía sau không để ý đèn báo.
Đối với thời tiết mưa bão, thì lời khuyên hữu ích nhất là bạn không nên lái xe trên đường, đặc biệt là có sét. Nếu có gió mạnh, thì việc lái xe cũng gần giống như chèo thuyền trên sóng vậy nên bạn phải vững tay vì có thể xe bạn sẽ bị đẩy nghiêng theo chiều gió đồng thời bạn có thể đi song song với xe ô tô lớn nhằm tránh sức gió đẩy, tuy nhiên với cách này thì bạn không nên chạy xe ở điểm mù mà tài xế ô tô không thể nhìn thấy bạn.
5. Lời khuyên cuối cùng
Hãy trở thành tay lái kinh nghiệm trước khi trở thành tay lái giỏi. Vì chắc chắn rằng những tay lái thành thạo sẽ luôn biết tự trang bị cho mình những kinh nghiệm thú vị và bổ ích. Để tránh những vụ tai nạn giao thông không đáng có trong điều kiện thời tiết xấu, mưa gió thì bạn phải luôn chuẩn bị tốt tinh thần cũng như chủ động học hỏi kinh nghiệm từ người khác ngoài những kinh nghiệm của bản thân để tránh bị mất lái và hoang mang khi gặp trời mưa lớn.